Bài viết
Developer: Chúng tôi không có khái niệm đi “xin việc”?
Bạn nghĩ sao về nhận định này ? Hãy đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình trong bài viết này nhé!
Nửa đêm khó ngủ bỗng nhiên mình nghĩ lại về con đường đi làm mấy năm vừa qua. Thời gian đầu đi làm, nhiều cái mới lạ khiến một thằng ất ơ mới ra trường như mình phải khá vất vả mới làm quen được. Còn nhớ ngày xưa, lúc đi làm bữa đầu tiên đứng trước cửa công ty tự nhiên người nó run bần bật, cũng vì run mà ăn không hết tô hủ tiếu lề đường dù rất nhiều thịt và giá đỗ, làm tốn mất 15k mà không no cái bụng nên vô làm không được gì, thiệt là hết chỗ nói.
2 năm qua là khoảng thời gian rất hiệu quả với mình, về cả những kiến thức và công việc. Không những học được nhiều điều hay mà còn có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người giỏi, đặc biệt là những người đồng nghiệp ngoại quốc.
Sẵn có cảm xúc về “việc làm”, hãy bàn về chuyện đi làm của lập trình viên vĩ đại và chuyện tuyển dụng của nhà tuyển dụng vĩ…gì đó.
E hèm, ai đi học rồi cũng đến lúc ra trường, ngay cả học ngu như mình thì 6 năm là cùng chứ ai cho tiền mà đi học hoài. Ra trường thì làm cái gì, ờ thì làm lập trình viên, IT, win dạo,.. nói chung tất cả các nghề miễn được ngồi máy tính, máy lạnh và cào phím là được. Ở Việt Nam thì dấu mốc trưởng thành cho chúng sinh sẽ là lúc ra trường, nói trưởng thành chứ đó là lúc tồi tệ nhất, vì sao thì ai cũng biết rồi. Ba mẹ ở quê gọi điện lên và nói “tao sẽ cắt lương mày” và mày phải làm đủ thứ việc kiếm miếng cơm.
Vậy đó là lý do mà mọi người phải đi làm, trước nhất là tự nuôi lấy bản thân vì giờ đây nguồn cung cấp từ người thân không còn, thứ hai là phải làm để sau này có tiền còn chi trả cho các khoản khác như bạn bè nó đám cưới, sinh nhật con bồ cũ, bác sĩ bảo mình cưới,…mà nếu không có tiền thì… coi như đời bạn xong rồi.
Do cái chủ đề này nó hơi rộng nên cũng khá là lười viết, nhưng thôi ráng ráng viết 1 bài để kiếm ít view cho blog cũng được. Blogger ăn bằng like và view, kể cả share nữa mà, ahihi. Bài viết có 1 vài quan điểm mà tác giả trong lúc fix bug đã nghiệm được và viết ra, không đả động cũng như gán ép người đọc phải tuân theo, mọi ý kiến đều được tôn trọng dưới phần bình luận.
Tại sao lại phải “xin việc”?
Thật sự mình rất ghét dùng cái chữ “xin việc” do đó có lẽ mình nên thay thế nó bằng “ứng tuyển”. Tại sao lại phải xin việc, bởi vì thật sự là không ai xin hay cho ai thứ gì cả.
Chúng ta là người ứng tuyển thì nếu được tuyển dụng chúng ta sẽ bán sức lao động cho nhà tuyển dụng, mối quan hệ giữa người làm việc và người giao việc thực ra là mua bán sức lao động và quy đổi sức lao động ra tiền.
Bản thân người ứng tuyển (nói đúng hơn là các developer dễ thương) có nhiệm vụ là làm cách nào đó để cho cái thân xì ke của mình có giá trị nhất trước mặt nhà tuyển dụng. Tệ nhất là cũng bán được thân vô nấu xí quách cho mấy bà hủ tiếu lề đường chứ…đùa đó. Các developer hãy tìm cách nâng cao kỹ năng của mình nhanh nhất có thể, và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được mình có giá trị như thế nào. Làm cho nhà tuyển dụng thấy được lý do họ phải tuyển bạn và trả cho bạn mức lương bạn mong muốn.
Tại sao phải “ứng tuyển” thì đã nói ở trên rồi đó, chống đói tạm thời và dài hạn, chống ế (không có tiền đừng mơ có gấu), chống nhục (không có tiền thì đừng vác mặt ra đường), và còn nhiều thứ chống linh tinh khác mà nếu không có tiền thì sml (sấp mặt luôn).
Nhưng cái quan trọng cần nhớ là chúng ta sẽ đi ứng tuyển, đừng đi xin việc. Ứng tuyển là khi bạn có đủ khả năng để tự tin bán sức lao động của mình, không cần phải nhờ người xin giúp bằng những mối quan hệ COCC ngoài kia
– Developer có ai COCC mà nói vậy anh đẹp trai ơi
– Kệ tía anh, blog anh thì anh nói ?
Đùa chứ suy cho cùng cuộc đời này mỗi người chỉ sống tối đa cho là 100 năm, phải làm sao cho có thành tích chứ chẳng lẽ phải cúi đầu nhận sự ban ơn của người khác sao. Nói là làm, mở máy lên học code điên cuồng ngay sau khi đọc xong bài này luôn đi nha. Học cho đời chán mình chứ tại sao phải chán đời. Tự nhiên viết tới đây cái gió ở đâu thổi mát cả căn phòng.
Tại sao lại phải deal lương? Cách nào deal được lương cao?
Đi làm ai cũng mong muốn có được mức lương cao một chút, hay thậm chí cao chót vót cũng được. Nhưng có lẽ ít ai hiểu rằng mức lương cao đồng nghĩa với việc bạn phải tạo ra giá trị lớn, trách nhiệm của bạn đối với công việc sẽ phải cao.
Để dễ hiểu hơn mình lấy ví dụ 3 nhân vật là coder, developer và leader nhé.
Coder mới ra trường bạn chỉ cần làm tốt công việc được giao, xong đúng thời hạn và không phát sinh quá nhiều lỗi. Khi bạn có lỗi thì “cố gắng” giải quyết, nếu không giải quyết được thì cũng chả có gì to tát vì sẽ có nhiều cách giải quyết (nhờ người khác giỏi hơn chỉ, xin kéo dài thêm tí thời gian, hoặc thậm chí có thể hủy làm task đó nếu không có khả năng).
Developer sẽ giỏi hơn coder một chút, họ sẽ làm việc nhanh hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Ngoài ra họ còn biết nhiều kiến thức hơn…
Teamleader sẽ có trách nhiệm lớn trong việc dẫn dắt team, nâng cao sự kết dính giữa các thành viên. Họ cũng phải hy sinh nhiều thời gian với team, họ sẽ không về sớm nếu các thành viên trong team còn gặp khó khăn. Trách nhiệm của họ lớn hơn khi phải đảm bảo nhiều thứ như năng suất làm việc của team, công việc đúng hạn, giao việc đúng người…
Quay lại việc tại sao lại phải deal lương thì đó là bởi vì thời điểm deal lương là thời điểm đánh giá lại năng lực của bạn. Năng lực tăng, thành tích tốt sẽ được tăng lương. Năng lực không tăng, thành tích đều đều thì giữ nguyên lương. Năng lực không tăng, năng suất làm việc đi xuống, thái độ làm việc không ổn có thể bị giảm lương hoặc thậm chí đuổi việc.
Nhưng có một sự thật mà có lẽ nhiều người biết nhưng không ai nói đó là “Nhà tuyển dụng luôn muốn trả bạn mức lương thấp nhất có thể”. Bạn sẽ quay ra trách ngay nhà tuyển dụng rằng họ là những con người độc ác, không biết trân trọng nhân tài, không biết giúp đỡ người làm công,… Nhưng khoan, bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn là nhà tuyển dụng, đó chính là cái mình đang nghĩ, mình cũng sẽ làm như họ mà thôi.
Nói đi cũng phải nói lại là vẫn có những nhà tuyển dụng lợi dụng sự non nớt của ứng viên, hoặc thậm chí dùng một số chiêu trò để khiến cho họ chấp nhận mức lương khá thấp mà nhà tuyển dụng đưa ra. Do đó nếu muốn lương cao, ứng viên hãy đứng ở vị trí nhà tuyển dụng và hỏi rằng nhu cầu của họ là gì, sau đó đáp ứng nhu cầu đó. Phải thật bình tĩnh để đưa ra những lý do thuyết phục người ta chấp nhận mức lương mình yêu cầu, còn thuyết phục mãi không thành công thì ngậm ngùi (chấp nhận mức lương cũ) và làm tiếp hoặc nói lời từ biệt (nghỉ việc) thôi.
Mức lương tôi sẽ trả thêm là những gì bạn tiến bộ sau 1 năm đi làm
Hãy ưu tiên những người viết tốt
Đứng ở “vị trí nhà tuyển dụng”, nếu bị bắt buộc phải lựa chọn giữa 2 ứng viên có trình độ và kỹ thuật ngang nhau. Mình sẽ chọn người có khả năng viết tốt hơn. Lý do vì sao ư, đọc tiếp bên dưới.
- Thứ nhất, người có khả năng viết tốt sẽ biết cách trình bày những bản báo cáo, những tài liệu liên quan tốt hơn và có logic hơn.
- Thứ hai, họ sẽ là người có khả năng truyền đạt tốt hơn những người khác. Rõ ràng những người viết tốt là những người có khả năng sử dụng lưu loát ngôn từ, sử dụng chính xác nó trong nhiều trường hợp.
- Thứ ba, họ sẽ biết cách trình bày những vấn đề trong công việc thật rõ ràng và rành mạch, khả năng giao tiếp của họ cũng khá hơn những người ít viết. Ngoài ra để viết tốt có lẽ họ đã phải đọc khá nhiều sách và những nội dung khác, do đó họ sẽ là người có nhiều kiến thức không liên quan đến chuyên ngành.
- Thứ tư, để viết được nhiều họ sẽ phải tự học. Và khả năng đó là một thứ tuyệt vời mà mình – một nhà tuyển dụng luôn muốn có ở ứng viên tương lai.
- Thứ năm, bởi vì mình là người thích viết lách nên mình sẽ tuyển họ.
Một số ghi chú nhỏ trong lúc mất ngủ hy vọng giúp mọi người giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Đây cũng là tâm tư tình cảm mình đứng ở cả 2 vị trí và gửi cho phía còn lại, mong sao họ có những suy nghĩ sáng suốt và có thể thấu hiểu được sự khó khăn trong công việc hằng ngày này.
Happy coding!
(st)
Có thể bạn quan tâm:
- Danh sách 6.500 website mua bán rao vặt, tốt để quảng cáo, SEO và tạo backlink
- Việt Nam con hổ châu á mới đang trỗi dậy?
- Lịch sử các Ngôn ngữ lập trình [Inforgraphic]
- ứng dụng trên điện thoại và máy tính bảng, tiềm năng chưa được khai phá
- Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) tốt thì kinh doanh tốt?
- Hack tài khoản Facebook, Twitter... trong nháy mắt
- Các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho khởi nghiệp tiết kiệm, hiệu quả,...
- Blockchain – bước đột phát mới của Chuỗi cung ứng
- 8 Suy nghĩ sai lầm của doanh nghiệp về xây dựng Website
- Điều gì đang thay đổi mobile-first index trên Google
- Những trang gọi vốn cộng đồng ( crowdfunding ) không phải ai cũng biết
- Sử dụng Mạng xã hội để tạo giá trị cho start-up ?
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>