Tuyển dụng
Roadmap dành cho lập trình viên Fintech
Lập trình viên Fintech đang được săn đón khắp mọi nơi. Nhiều công ty startup đang chủ động phát triển nhiều dự án để thay đổi nguồn tài chính tương lai. Và thường thì những Fintech startup không thể thiếu Developer, những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ. Nếu bạn đang bắt đầu thử sức với vai trò một lập trình viên và có hứng thú với ngành công nghiệp này thì đây là những điều bạn cần biết.
Công việc của 1 Lập trình viên Fintech
Về căn bản, các nhà phát triển FinTech áp dụng công nghệ mới để tạo ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ, các công ty startup về lĩnh vực công nghệ tài chính trên khắp thế giới sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ cho các dịch vụ tài chính sau:
- Kết nối các doanh nghiệp với nhà đầu tư cổ phần nhanh hơn so với mạng truyền thống
- Đưa ra các giải pháp thanh toán thương mại điện tử hỗ trợ thanh toán kỹ thuật số theo thời gian thực
- Phát triển các ứng dụng thị trường tài chính sử dụng trí tuệ nhân tạo để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn
- Đặt nền tảng kỹ thuật số cho các doanh nhân và cá nhân để tiếp cận các khoản vay nhanh hơn so với các ngân hàng truyền thống
- Sáng tạo ra phần mềm tài chính sử dụng machine learning để giảm thiểu gian lận tài chính và giữ tiền của mọi người an toàn
Làm thế nào để trở thành 1 lập trình viên Fintech
Là kỹ sư Fintech, bạn sẽ có những lợi ích bất ngờ. Trong đó phải kể đến lương của kỹ sư phần mềm FinTech có thể lên đến sáu con số tại các công ty như Silicon Valley và London. Nếu bạn biết rõ về ngành công nghệ này, bạn thậm chí có thể thành lập công ty riêng chuyên về phần mềm FinTech của riêng mình để tìm kiếm các cơ hội.
BƯỚC MỘT: Tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình phù hợp để phát triển Fintech
Điều quan trọng trước tiên là bạn phải có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ lập trình. Python, là một trong những ngôn ngữ nên thử, hiện nó đang được sử dụng rộng rãi trên Phố Wall và ở London.
Nhiều ngân hàng có hẳn một đội ngũ sử dụng Python cho các lập trình dữ liệu thông minh. Nếu bạn hiểu được ngôn ngữ Python, bạn có thể dễ dàng tích hợp các hệ thống ứng dụng tài chính hiện có.
Cuốn sách mà Techtalk khuyên bạn nên tìm đọc là Python For Finance: Phân tích dữ liệu tài chính của tác giả Yves Hilpisch.
Đối với các ứng dụng cần tối ưu hóa yếu tố tốc độ, thường thì các tổ chức tài chính trong các trung tâm lớn sẽ kết hợp sử dụng C++ và Java, hoặc C và C #. Việc biết một trong những ngôn ngữ lập trình này sẽ trở nên hữu ích hơn khi bạn làm việc tại các công ty startup FinTech hoặc một số tổ chức tài chính lớn. Node.js và Javascript sẽ có ích cho các ứng dụng web.
BƯỚC HAI: Tìm hiểu về bảo mật, thuật toán, khoa học dữ liệu.
Bên cạnh các ngôn ngữ lập trình, có thể bạn sẽ muốn đi sâu vào bảo mật, phát triển blockchain và lĩnh vực khoa học dữ liệu. Khi các thuật toán trí thông minh nhân tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, một nền tảng vững chắc trong khoa học dữ liệu và deep learning sẽ trở nên cần thiết cho các kỹ sư FinTech tham vọng .
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu cách thiết kế và tối ưu hóa các hệ thống truy cập dữ liệu nhanh. Điều này có nghĩa là bạn phải “rành” việc sử dụng các cơ sở dữ liệu như MongoDB và Apache Cassandra các hệ thống xử lý dữ liệu lớn như Hadoop.
BƯỚC BA: Tìm đúng công ty
Nếu bạn đã mài giũa kỹ năng của mình, bạn nên sử dụng các nền tảng trực tuyến như AngelList và LinkedIn để bắt đầu kết nối với những những công ty này. Ví dụ, trên AngelList, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với những người Founder và CEO để bàn về lý do kỹ năng của bạn sẽ hữu ích cho dự án của họ.
Bạn cũng nên tham dự các sự kiện liên quan. Đó là nơi bạn có cơ hội gặp các CEO và tạo dựng mối quan hệ với các công ty bạn dự định ứng tuyển.
Nắm bắt các xu hướng mới
Fintech sẽ hiện thực hóa các hoạt động tài chính hơn bao giờ hết. Các hệ thống tiền mã hóa và các ứng dụng blockchain sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng này.
Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo và rô bốt thông minh sẽ được ứng dụng để quản lý tài chính thông minh hơn từ đầu tư chứng khoán đến tài chính cá nhân. Tương lai của ngành công nghiệp này chưa bao giờ có thể đoán trước được. Nếu bạn có thời gian, hãy đầu tư vào FinTech ngày từ lúc này.
Về lâu dài, khi ngành công nghiệp phát triển, những người có kinh nghiệm sẽ kiếm được mức lương cao hơn và tìm thấy những cơ hội tuyệt vời với các công ty startup được tài trợ tốt nhất. Đối với các lập trình viên, điều đang chờ đợi họ là một ngành công nghiệp trẻ và năng động đang phát triển như ngành công nghiệp FinTech, mở ra cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn cũng như đầy gian nan thử thách.
simpleprogrammer
- Tổng quan về React Native
- Gửi các developer, làm ơn đừng bỏ việc trước khi bắt đầu!
- Quản lý quảng cáo online, marketing với OpenX
- Nên cấp phát bao nhiêu vCPU cho một máy ảo? Sự khác nhau giữa Virtual Sockets và Cores per socket?
- Sổ tay Git cơ bản cần phải biết khi đi làm
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm subversion (svn) toàn tập
- Top những ngôn ngữ lập trình dành cho bảo mật
- Thủ tục hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Người dùng Android không thực sự cần lo về mã độc
- Bot giờ đây đã có khả năng fix bug thay cho lập trình viên
- SEO mũ đen và SEO mũ trắng
- Reactive programming là gì? Tại sao tôi nên dùng nó?
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>