Tuyển dụng
Các giai đoạn ứng dụng nền tảng điện toán di động (mobility) trong doanh nghiệp
Chiến lược triển khai Enterprise Mobility trong doanh nghiệp
Cùng với xu hướng phát triển của các ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp (cloud ERP, cloud CRM…) và sự bùng nổ của việc sử dụng thiết bị điện toán cá nhân trong công việc (Bring Your Own Device – BYOD), Enterprise Mobility có thể được hiểu là xu hướng thay đổi thói quen làm việc của nhân viên, sử dụng các ứng dụng di động để thực hiện các công việc nghiệp vụ.
Xu hướng này dẫn đến gia tăng nhu cầu di động hóa các ứng dụng quản trị như ERP, HCM… Đây đã và đang là hướng đi tất yếu trong môi trường ứng dụng quản trị doanh nghiệp như báo cáo của IDC/ Appcelerator đã khẳng định với 80% lãnh đạo các doanh nghiệp rằng doanh nghiệp với chiến lược đặt trọng tâm ưu tiên phát triển, ứng dụng công nghệ di động (mobile- first) sẽ có được lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với đối thủ. Việc ứng dụng nền tảng di động trong quản trị doanh nghiệp mang lại những hiệu quả to lớn về mặt hiệu suất thực hiện công việc như thông tin có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi theo thời gian thực, giảm thiểu tổng thời gian xử lý các quy trình nghiệp vụ…
Song bên cạnh những lợi ích nhãn tiền, triển khai Enterprise Mobility đặt ra cho doanh nghiệp cũng như đội ngũ triển khai nhiều thách thức đến từ vấn đề phân tích lựa chọn công nghệ, phương pháp luận triển khai, hỗ trợ nâng cấp ứng dụng, bảo mật quản lý ứng dụng, thiết bị, hay tích hợp với các hệ thống quản trị sẵn có như ERP… Việc xây dựng một chiến lược giải pháp triển khai tổng thể bao trùm các yếu tố liên quan đến nhân sự, lộ trình phát triển, phương pháp luận, giải pháp công nghệ, đối tác triển khai… là bước đi đúng đắn đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện khi muốn chuyển mình, hướng nền tảng quản trị tới làn sóng điện toán di động hiện đại.
Các giai đoạn ứng dụng nền tảng điện toán di động trong môi trường doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Doanh nghiệp bắt đầu với việc di động hóa trang web quảng bá sản phẩm, dịch vụ , xây dựng các ứng dụng nền web, mở rộng các tính năng cơ bản sang nền tảng di động như ứng dụng duyệt thư điện tử.
Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp xác định ứng dụng di động có thể được sử dụng để tự động hóa việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ. Các tác vụ như kiểm tra đơn hàng, báo cáo tình hình kinh doanh, hay xin phê duyệt… bình thường tốn nhiều thời gian thực hiện trên môi trường PC thì nay có thể được xử lý tức thời theo thời gian thực mọi lúc, mọi nơi với ứng dụng di động.
Giai đoạn 3: giai đoạn cuối cùng đánh dấu độ chín trong việc triển khai ứng dụng di động trong môi trường doanh nghiệp. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu chủ động thực hiện tiếp cận thị trường tiềm năng bằng việc sử dụng nền tảng điện toán di động. Ví dụ, các doanh nghiệp tài chính, bán lẻ có thể nắm bắt xu hướng tiêu dùng của khách hàng khi khách hàng trực tiếp sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện thanh toán thẻ tín dụng hoặc quét mã vạch sản phẩm.
Với từng giai đoạn, việc xây dựng chiến lược triển khai bao gồm các bước sau: Xác định hạ tầng thông tin di động, nắm bắt rõ yêu cầu bảo mật; Xác định các quy trình nghiệp vụ cần di động hóa; Phân tích lựa chọn công nghệ triển khai; thực thi và phát triển ứng dụng, hỗ trợ sử dụng, cập nhật ứng dụng.
Xây dựng chiến lược triển khai
Xác định hạ tầng thông tin di động, các yêu cầu về bảo mật:
Tại bước này, doanh nghiệp phải xác định rõ loại hình, số lượng thiết bị di động cần hỗ trợ; Quyết định về việc sẽ cung cấp thiết bị di động cho nhân viên hay để nhân viên tự sử dụng thiết bị di động của cá nhân (BYOD), xây dựng các chính sách bảo mật dữ liệu, ví dụ dữ liệu nào có thể được truy cập và chia sẻ giữa các thiết bị; Đồng thời phải xây dựng chính sách quản lý thiết bị (Mobile Device Management – MDM), quản lý ứng dụng (Mobile Application Management – MAM) trong trường hợp ứng dụng bị sử dụng sai mục đích hay thiết bị di động bị đánh cắp, thất lạc…
Xác định các quy trình nghiệp vụ
cần di động hóa:
Trong bước tiếp theo của việc xây dựng chiến lược triển khai, doanh nghiệp cần phải xác định lộ trình cụ thể, phân loại rõ ràng thứ tự ưu tiên các nghiệp vụ sẽ cần phải di động hóa, tính toán tỷ suất ROI, TCO với từng ứng dụng. Nhìn chung, các giải pháp ứng dụng di động có thể được phân loại dựa trên yêu cầu nghiệp vụ như hình dưới:
Lựa chọn công nghệ xây dựng ứng dụng:
Các chiều thông tin ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nền tảng công nghệ phát triển bao gồm chiến lược về thiết bị và người dùng, yêu cầu về tính năng, chi phí phát triển, thời gian phát triển. Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn một nền tảng phát triển phù hợp với nhu cầu hiện tại. Bên cạnh việc lựa chọn nền tảng phát triển, đội triển khai cũng cần có được câu trả lời rõ ràng về các vấn đề công nghệ, tích hợp, bảo mật, quản lý thiết bị.
Xây dựng, triển khai các ứng dụng di động:
Phương pháp luận triển khai được thực hiện theo mô hình phát triển ứng dụng linh hoạt SCRUM thay vì sử dụng phương pháp luận triển khai theo mô hình thác nước truyền thống. Trong mô hình SCRUM, từng ứng dụng được chia theo các giai đoạn phát triển từ 2-3 tháng, mỗi giai đoạn bao gồm nhiều vòng phát triển phản hồi (sprint) kéo dài từ 2-3 tuần. Nhờ việc chia các sprint, mô hình SCRUM cho phép đội ngũ triển khai cập nhật liên tục đánh giá phản hồi từ phía người dùng, đáp ứng được nhu cầu thay đổi yêu cầu nhanh chóng, đồng thời đem lại giá trị đầu tư nhanh hơn cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ, duy trì phát triển cập nhật các ứng dụng di động:
Để có thể duy trì phát triển cập nhật các ứng dụng di động, hỗ trợ người dùng tối ưu trong quá trình sử dụng, các yếu tố quan trọng sau cần được chú ý:
▶ Xây dựng đội ngũ hỗ trợ;
▶ Cập nhật ứng dụng thường xuyên với các bản cập nhật hệ điều hành;
▶ Xây dựng duy trì giải pháp nền tảng middleware tích hợp trong trường hợp cần phát triển nhiều hệ thống tích hợp trong tương lai.
Về mặt giải pháp thực hiện, đứng dưới góc nhìn công nghệ, bài toán triển khai xây dựng ứng dụng di động trong doanh nghiệp có thể quy về bài toán tích hợp hệ thống giữa ứng dụng mobile với hệ thống quản trị backend như ERP hay HRM…
Trong đó, kiến trúc hệ thống thông tin di động trong doanh nghiệp có thể được chia thành ba thành phần: Ứng dụng
di động, ứng dụng lớp giữa, hệ thống backend như ERP.
Hệ thống backend: Các hệ thống này sẽ quyết định phương pháp tích hợp nào sẽ được sử dụng, có thể dùng connector hay tích hợp trực tiếp point-to-point sử dụng các dịch vụ web. Đối với việc tích hợp sử dụng các connector, một số hệ thống như Oracle cung cấp sẵn khả năng xây dựng connector sử dụng các công nghệ sẵn có, ví dụ Oracle connector có thể được phát triển dựa trên các gói PL/SQL được cung cấp sẵn.
Hệ thống phần mềm lớp giữa: Hệ thống này cung cấp một lớp tích hợp chung cho tất cả các ứng dụng di động. Một số hãng như Kony, Convertigo, Oracle, SAP, Salesforce… đều cung cấp giải pháp nền tảng công nghệ middleware cung cấp sẵn các adapter tích hợp đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tích hợp quy trình nghiệp vụ khác nhau cũng như tăng cường khả năng bảo mật với các ứng dụng di động. Bên cạnh đó, các giải pháp middleware còn cung cấp các tính năng đồng bộ dữ liệu online quản lý thiết bị, quản lý ứng dụng…
Ứng dụng di động: Nền tảng phát triển ứng dụng di động có thể được xác định dựa trên phân tích về yêu cầu người dùng, chi phí thời gian triển khai, các yêu cầu về bảo mật… Doanh nghiệp có thể chọn lựa giữa các nền tảng native, cross-platform, hay công nghệ mobile web theo từng yêu cầu cụ thể. Trong một số trường hợp, các hãng cung cấp giải pháp phần mềm như ERP đều có những nền tảng phát triển ứng dụng di động riêng nhằm hỗ trợ tốt hơn về mặt tích hợp cũng như hiệu năng sử dụng. Ví dụ Oracle cung cấp nền tảng ADF mobile hay SAP cung cấp SAP Mobile Platform nhằm hỗ trợ phát triển các ứng dụng mobile tích hợp với bộ sản phẩm ERP của hãng.
Kết luận
Tựu chung có thể thấy Enterprise Mobility là một xu hướng tất yếu, cũng như làn sóng ứng dụng hệ thống ERP trong quản trị doanh nghiệp. Song hành cùng xu hướng mây hóa các ứng dụng quản trị doanh nghiệp hiện tại, Enterprise Mobility là bước phát triển tiếp theo giúp các doanh nghiệp thực sự trở nên linh hoạt. Việc có thể xây dựng phát triển một chiến lược triển khai hoàn thiện phù hợp
với môi trường quản trị đặc thù của doanh nghiệp là bước đi chiến lược
cụ thể đầu tiên giúp doanh nghiệp chuyển mình tới làn sóng quản trị trên nền điện toán di động, tối ưu hóa các tiến bộ công nghệ, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản trị.
(st)
Xem thêm:
Tạo ứng dụng Android và iOS miễn phí cho website
Ứng dụng mô hình phần mềm SaaS trong môi trường mobility
Bản Đồ Tư Duy - Công cụ tuyệt vời để viết ý tưởng và sử dụng thông tin
Ứng dụng công nghệ di động vào giám sát phương tiện và đảm bảo ATGT
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>