Thủ tục hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF) được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Đối tượng thụ hưởng:
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc trực tiếp đầu tư, sản xuất - kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ. Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính của Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ có sáu (06) thành viên:
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Điều kiện được vay vốn từ Quỹ:
Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nếu có đủ các điều kiện sau:
1. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ.
2. Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh.
4. Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết.
5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng.
Thời hạn cho vay: tối đa không quá bảy (07) năm. Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định thời hạn cho vay nhưng không quá mười (10) năm.
Lãi suất cho vay: không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại (mức lãi suất cho vay bình quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội).
Quỹ 2.000 tỷ đồng để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự thảo Nghị định về Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành vào cuối quý III tới. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu quỹ hoạt động trên nguyên tắc phải bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.
Quỹ này có ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng, dành cho vay các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Doanh nghiệp sẽ được vay với lãi suất không vượt quá 80% mức lãi suất thấp nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án. Ngoài vốn điều lệ, quỹ này cũng tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa "săn tìm" doanh nghiệp tiềm năng để giải ngân
Nhằm thúc đẩy việc tháo gỡ khó khăn về vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu bắt buộc, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động đi tìm và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện điều kiện vay vốn.
Tại Hội thảo "Tiếp cận nguồn vốn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa" do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phối hợp với JICA tổ chức, đại điện một doanh nghiệp thương mại hiện có 150 nhân sự đưa ra vấn đề khó khăn chung của các doanh nghiệp hiện nay là làm thế làm để tiếp cận nguồn vốn?; điều kiện để các doanh nghiệp vay vốn lãi suất ưu đãi là gì? và vay vốn mà không cần đến tài sản đảm bảo vay vốn từ dự án kinh doanh?....
"Chúng tôi rất mong muốn các quỹ hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp từ con số 0, từ những bước khởi đầu. Cùng với đó, chúng tôi rất mong được nhận được sự quan tâm sát thực hơn", vị đại diện doanh nghiệp này kỳ vọng.
Ghi nhận và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, ông Lý Hoàng Thư, Trưởng Phòng nghiệp vụ 1, Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội chia sẻ, thực tế các Quỹ đều có những đối tượng cho vay nhất định, như Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội thì đối tượng cho vay là thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân.
Điều kiện vay vốn của Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội theo quy định chung của Nhà nước, thứ nhất là doanh nghiệp hoạt động phải có dự án được hoàn thành theo quy định của pháp luật; thứ hai, phải có phương án kinh doanh có lãi và thứ ba là có biên pháp bảo đảm tiền vay, có khả năng trả nợ và đã mua bảo hiểm.
Ông Thư cũng cho biết, Quỹ được thành lập năm 2011, là tổ chức tài chính nhà nước với nguồn vốn điều lệ của Quỹ là 5.000 tỷ đồng. Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội không cho vay tràn lan, mà cho vay theo những lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố.
Năm vừa qua, Quỹ cũng đầu tư cho một số doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, tái định cư, những khu giết mổ xử lý gia cầm, các khu công nghiệp làng nghề...", ông Thư cho hay.
Hiện tổng số tiền giải ngân là 1.600 tỷ cho gần 30 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Quỹ đang tiếp nhận xử lý hồ sơ của 20 doanh nghiệp.
"Quy trình giải ngân đều được công khai trên trang web, thời gian tối đa sau khi nhận hồ sơ đầy đủ thì thẩm tra và cho vay trong vòng 20 ngày", ông Thư cho biết..
Cùng trả lời vấn đề của doanh nghiệp đặt ra này, bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho hay, trước thời điểm Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành thì đó là tình trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn khá phổ biến của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng sau khi thời điểm Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn ban hành thì các Bộ ngành các cơ quan phụ trách đã triển khai tích cực.
Hiện nay, các cơ quan, địa phương cũng đưa ra những chính sách cụ thể. Như Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang xây dựng cụ thể hoá các tiêu chí của Luật nhằm đảm bảo điều kiện của doanh nghiệp để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. Đơn cử, như yếu tố tài sản bảo đảm, tính minh bạch thông tin, các trình tự thủ tục rõ ràng. Cách thức tiếp cận cũng phải đổi mới không theo cơ chế ngồi đợi doanh nghiệp.
"Hiện tại, chúng tôi chủ động đi tìm doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp đạt những điều kiện đề ra. Chúng tôi đã xây dựng những mẫu hồ sơ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp mình. Ngoài ra, Quỹ còn liên hệ với các cơ quan hộ trợ doanh nghiệp để tạo ra công đồng liên kết. Doanh nghiệp chỉ cần đến một trong các cơ quan trong mạng lưới này, các cán bộ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giải đáp những thắc mắc, chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để riếp cận nguồn lực của các cơ quan hỗ trợ cho doanh nghiệp", bà Hồng chia sẻ.
Thủ tục hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
I. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ xin vay vốn tới Quỹ. Trường hợp DNNNVV trực tiếp nộp hồ sơ tới Quỹ , DNNVV cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cơ bản gồm:
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh;
2. Điều lệ của doanh nghiệp;
3. Bảng cân đối kế toán tại báo cáo tài chính năm gần nhất của doanh nghiệp;
4. Dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
5. Giấy đăng ký tham gia nhận nguồn vốn của Quỹ ( Mẫu đính kèm)
6. Bản cam kết của doanh nghiệp ( Mẫu đính kèm )
II. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ xin vay vốn tới Ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ. Trường hợp DNNNVV trực tiếp nộp hồ sơ tới Ngân hàng nhận ủy thác , DNNVV cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cơ bản gồm:
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh;
2. Điều lệ của doanh nghiệp;
3. Giấy tờ cung cấp thông tin về số lao động của doanh nghiệp (Đối với doanh nghiệp mới thành lập, thông tin, thông tin về số lao động có thể tự khai);
4. Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất đối với DNNVV hoạt động từ 02 năm trở lên( không áp dụng đối với DNNVV mới thành lập);
5. Sao kê tài khoản Ngân hàng 12 tháng gần nhất ( không áp dụng đối với DNNVV mới thành lập);
6. Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh;
7. Giấy phép đầu tư (nếu có);
8. Kế hoạch kinh doanh và bảng tính hiệu quả kinh tế dự án;
9. Giấy đăng ký tham gia nhận nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ của DNNVV ( được cung cấp trên Website của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa);
10. Các văn bản chứng chứng minh doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tiêu chí ưu tiên hỗ trợ của Quỹ
III. Trường hợp Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị Ngân hàng nhận ủy thác từ chối cho vay, DNNVV vẫn có quyền nộp hồ sơ vay vốn tới Quỹ để đề xuất vay vốn tại Ngân hàng nhận ủy thác khác.
Đăng ký trực tuyến tại form sau >>
(Tổng hợp từ SMEDF và các kênh thông tin khác)
Xem thêm:
Các quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam
Các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho khởi nghiệp tiết kiệm, hiệu quả,...
5 lý do sở hữu một ứng dụng di động là cần thiết đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hồ sơ, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng cho ươm tạo công nghệ
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Cách đăng ký nhận hỗ trợ từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>