KINH TẾ TUẦN HOÀN là gì? Tất tần tật về KINH TẾ TUẦN HOÀN
Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống, gắn với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nền kinh tế tuần hoàn cũng đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về thể chế, nguồn lực. Vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, chỉ ra những khó khăn, thuận lợi, từ đó soi chiếu vào Việt Nam, xác định các điều kiện để có thể chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuyến tính là gì?
Trước hết ta cần hiểu kinh tế tuyến tính là gì?
Kinh tế tuyến tính trong tiếng Anh được gọi là Linear Economy.
Kinh tế tuyến tính bắt đầu từ Khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, rồi Sản xuất, Phân phối, Tiêu dùng và cuối cùng là Thải loại. Một cách ngắn gọn, có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tuyến tính, dựa vào thác tài nguyên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, là cách thức đã đem đến sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và nâng cao mức sống của con người trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, khi các nền kinh tế ngày càng mở rộng và tài nguyên dần cạn kiệt thì cách thức phát triển ấy không thể duy trì. Hơn nữa, môi trường suy thoái do chất thải gia tăng thì bản thân chất lượng cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, các thành tựu của phát triển kinh tế vì thế cũng sẽ không còn nhiều giá trị.
Do đó, xu hướng của nhiều nước hiện nay là chuyển dịch sang Kinh tế tuần hoàn, với cốt lõi là phục hồi và tái tạo, từ đó giảm lượng tài nguyên phải khai thác, đồng thời hạn chế chất thải ra môi trường.
Áp lực từ các vấn đề của kinh tế tuyến tính
Kinh tế tuyến tính đã và đang gây ra những áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng thải. Thật vậy, so với 50 năm trước, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của thế giới đã tăng 190%.
Theo ước tính, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế của con người hiện nay đã gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của trái đất. Vì thế, nếu không thay đổi cách thức phát triển, việc cạn kiệt tài nguyên, ngay cả với các tài nguyên có thể tái tạo, là không thể tránh khỏi.
Về rác thải của thế giới, chỉ tính riêng rác thải nhựa đổ ra biển của năm 2014 đã là 150 triệu tấn trên toàn cầu. Dự đoán đến năm 2050, tổng khối lượng rác thải nhựa thậm chí sẽ nhiều hơn tổng khối lượng cá trong các đại dương.
Ngoài ra, cần kể tới các vấn đề như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất, mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu diễn ra với qui mô toàn cầu.
Bên cạnh đó, bản thân các nền kinh tế cũng đang có những thách thức mới như: rủi ro của chuỗi cung ứng, sự xuất hiện của các thị trường phi qui định, chiến tranh thương mại và những bất ổn kinh tế khác. Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết của sự thay đổi.
(Tài liệu tham khảo: Kinh tế tuần hoàn và sự chuyển dịch tất yếu, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28)
Kinh tế tuần hoàn là gì?
Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh: circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng (Reuse) thông qua chia sẻ (Sharing), sửa chữa (Repair), tân trang (Refurbishment), tái sản xuất (Remanufacturing) và tái chế (Recycling) nhằm tạo ra các vòng lặp kín (close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải. Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Tất cả các "phế thải" của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem như nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể đó là sản phẩm phụ hay tài nguyên được thu hồi từ một quy trình công nghiệp khác hay tài nguyên được tái sinh cho môi trường tự nhiên (ví dụ như thông qua quá trình ủ phân chất thải hữu cơ). Cách tiếp cận này là tương phản với mô hình mô hình kinh tế tuyến tính (tiếng Anh: linear economy) đang được phổ biến rộng rãi. Trong mô hình kinh tế tuyến tính, các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều, từ khai thác tài nguyên, sản xuất, đến vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ.
Những người đề suất khái niệm kinh tế tuần hoàn cho rằng xây dựng thế giới bền vững không có nghĩa là phải giảm chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và sự phát triển bền vững có thể đạt được mà không làm phát sinh thua lỗ hay chi phí phụ cho các nhà sản xuất với lập luận rằng các mô hình kinh doanh tuần hoàn có thể mang lại lợi nhuận như các mô hình tuyến tính, đồng thời vẫn cho phép người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tương tự.
Lợi ích của phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn là gì?
Phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn hơn mang lại những lợi ích sau ở cấp độ toàn cầu: tối ưu hóa nguyên vật liệu, nguồn doanh nhập mới và sáng tạo, nâng cao mối quan hệ giữa các bên liên quan và uy tín thương hiệu, giảm thiểu rủi ro.
Tính bền vững:
So với kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn giúp giảm số lượng tài nguyên cần sử dụng và số lượng phế thải tạo ra, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên và làm giảm các tác động ô nhiễm đến môi trường. Tuy nhiên, một vài giả thuyết sử dụng trong mô hình kinh tế tuần hoàn có thể quá đơn giản và không thự tế, các mô hình định nghĩa đã bỏ qua sự phức tạp của hệ thống kinh tế đang tồn tạo và những đánh đổi của mô hình kinh tế mới. Điển hình là các khía cạnh xã hội của tính bền vững dường như chỉ được đề cập thoáng qua trong nhiều ấn phẩm nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn. Nhiều trường hợp sẽ đòi hỏi cần có thêm các chiến lược phụ thêm như mua sắm thêm các thiết bị mới và tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn. Bằng cách xem xét có hệ thống các nghiên cứu đã được thực hiện, một nhóm các nhà nghiên cứu của trường đại học Cambridge và TU Delft đã cho thấy rằng có ít nhất tám loại liên hệ giữa tính bền vững và kinh tế tuần hoàn. Thêm vào đó, cũng cần phải chú trọng đến khía cạnh nguyên cứu đổi mới ở trong tâm của sự phát triển bền vững dựa trên các yếu tố của kinh tế tuần hoàn.
Phạm vi áp dụng:
Kinh tế tuần hoàn có thể được áp dụng trong phạm vi rộng. Các kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy các nhà nguyên cứu đã tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các ứng dụng nghiệp hướng sản phẩm hay dịch vụ, các chính sách để hiểu hơn về những hạn chế mà kinh tế tuần hoàn sẽ gặp phải, các quản lý chiến lược cho các chi tiết của kinh tế tuần hoàn và các tác động khác nhau như khả năng tái sự dụng và quản lý chất thải.
Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc
Các tiêu chuẩn có thể giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng của các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trên ba lĩnh vực phát triển bền vững sau: kinh tế, môi trường và xã hội.
- End poverty in all its forms everywhere
- End hunger, achieve food security and improved nutrition, and promote sustainable agriculture
- Ensure healthy lives and promote well-being for all at all ages
- Ensure inclusive and equitable quality education and promote lifelong learning opportunities for all
- Achieve gender equality and empower all women and girls
- Ensure availability and sustainable management of water and sanitation for all
- Ensure access to affordable, reliable, sustainable and modern energy for all
- Promote sustained, inclusive and sustainable economic growth; full and productive employment; and decent work for all
- Build resilient infrastructure, promote inclusive and sustainable industrialization, and foster innovation
- Reduce inequality within and among countries
- Make cities and human settlements inclusive, safe, resilient and sustainable
- Ensure sustainable consumption and production patterns
- Take urgent action to combat climate change and its impacts
- Conserve and sustainably use the oceans, seas and marine resources for sustainable development
- Protect, restore and promote sustainable use of terrestrial ecosystems; sustainably manage forests; combat desertification; halt and reverse land degradation; and halt biodiversity loss
- Promote peaceful and inclusive societies for sustainable development; provide access to justice for all; and build effective, accountable and inclusive institutions at all levels
- Strengthen the means of implementation and revitalize the Global Partnership for Sustainable Development.
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn
Thụy Điển
Là quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, có nền kinh tế phát triển cao, duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi, GDP bình quân đầu người tính theo giá năm 2017 của Thụy Điển là 51.603 USD/người, xếp thứ 11 trên thế giới. Thụy Điển là quốc gia có chỉ số bất bình đẳng thấp là 28 (2017), chỉ số phát triển con người cao thứ 07 thế giới là 0,933 (trong khi Việt Nam đạt 0,868).
Từ giữa những năm 1990, Thụy Điển là một trong số ít các nước công nghiệp hóa đã quản lý một cách khá tuyệt đối và duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giảm thải cacbon và bảo vệ môi trường. Cùng với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao Thụy Điển đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm thải rác, gây ô nhiễm như: Đánh thuế cao các loại thải, ưu đãi xanh, sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh hoạt…
Thụy Điển phấn đấu đến năm 2040 không sử dụng nguyên liệu hóa thạch và nền kinh tế tuần hoàn (với rác thải các bon thấp dựa trên nền tảng sinh học) là một trong những chìa khóa để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn, Thụy Điển cũng gặp phải nhiều khó khăn do sự phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp (DN) và các cấp, ngành.
Kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn với phát thải các bon thấp của Thụy Điển được bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất tiêu dùng, xây dựng kế hoạch triển khai, tiến đến áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất và xử lý rác thải với sự tham gia của cả Nhà nước, DN và người dân. Cụ thể:
Thứ nhất, thống nhất về tư duy phát triển và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn trên phạm vi cả nước, từ người dân, DN đến Chính phủ, đây là cách thức để phát triển bền vững. Theo đó, Thụy Điển thành lập một nhóm chuyên gia về kinh tế tuần hoàn giúp Chính phủ điều phối và hỗ trợ DN, người dân. Đồng thời, đầu tư nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực tài nguyên và chất thải.
Thứ hai, xây dựng nền kinh tế dựa trên ngành công nghệ cao. Nền kinh tế tuần hoàn "Vì một tương lai không rác thải" ở Thụy Điển được khởi xướng từ những thập kỷ trước, bắt đầu bằng việc đổi mới sáng tạo ở một số DN, thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch trong các DN, tạo ra các phương pháp tiếp cận theo hướng đổi mới, sáng tạo.
Thứ ba, xây dựng các ngành kinh tế tuần hoàn.
- Đối với ngành Thực phẩm, Thụy Điển đã thiết lập một chiến lược quốc gia để thay đổi chuỗi cung ứng với nỗ lực tăng cường hợp tác toàn ngành. Trong ngành Thực phẩm, các thùng giấy được chứng nhận của Hội đồng quản lý rừng để làm các gói carton. Đặc biệt, thu dụng ống hút giấy cho các sản phẩm đồ uống đã bắt đầu, từ cơ sở thực nghiệm hiện nay còn có công ty đóng gói thùng carton đầu tiên ra mắt ống hút giấy trong khu vực.
- Đối với ngành Nhựa, Thụy Điển nỗ lực thắt chặt các chính sách quốc gia về sản xuất và sử dụng đồ nhựa với 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống xã hội được tái chế. Tuy nhiên, phần lớn là thiêu hủy nhựa, chỉ có 15% giá trị ban đầu của nó được giữ lại.
- Ngành chế tạo hiện đang tạo ra khoảng 20% GDP, đóng góp khoảng 77% tổng kim ngạch xuất khẩu cho Thụy Điển. Các công ty chế tạo tại Thụy Điển đã áp dụng công nghệ mới để từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất.
- Ngành Xây dựng tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt là gây ra hiện tượng bụi mịn trong không khí, song đến nay mới chỉ có 50% được tái chế tại Thụy Điển. Nước này đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ tái chế đối với ngành này lên đến 70% vào năm 2020 với nhiều sáng chế được áp dụng.
Thứ tư, tái chế rác thải thành điện năng. Tại Thụy Điển, 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt được tái chế, thậm chí quốc gia này còn nhập khẩu hàng triệu tấn rác thải để sản xuất điện năng. Thụy Điển tiến tới một nền kinh tế không rác thải. Để làm được điều này, Thụy Điển đã áp dụng các giải pháp như: Quy định chặt chẽ về địa điểm tái chế rác thải; Xe chở rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh hoạt; Phân loại rác theo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời gian với sự tham gia của các DN, nhất là các DN trong ngành may mặc, thực phẩm; Biến rác thải thành điện năng; Đánh thuế cao khi sử dụng năng lượng hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng sinh học và năng lượng có khả năng tái tạo…
Trung Quốc
Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã đẩy Trung Quốc vào tình trạng ô nhiễm môi trường khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn do sử dụng quá nhiều lượng than tiêu thụ phục vụ cho các đại công xưởng thế giới đặt từ nhiều năm nay.
Trung Quốc là nước tiêu tốn tài nguyên ở mức độ cao trên thế giới. Để sản xuất ra 46% lượng nhôm toàn cầu, 50% lượng sắt và 60% lượng xi măng của thế giới vào năm 2011, Trung Quốc đã tiêu thụ một số lượng nguyên vật liệu thô nhiều hơn so với 34 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gộp lại là 25,2 tỷ tấn. Thế nhưng tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên của quốc gia này lại rất thấp, phải cần đến 2,5 kg nguyên vật liệu để tạo ra 1 USD trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 0,54 kg trong các quốc gia OECD. Trung Quốc cũng là quốc gia rất hoang phí tài nguyên khi năm 2014 tạo ra 3,2 tỷ tấn rác thải rắn công nghiệp, trong đó chỉ có 2 tỷ tấn được khôi phục lại bằng tái chế, chế thành phân trộn, thiêu hủy hoặc tái sử dụng. Trong khi đó, các DN và các hộ gia đình ở 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu tạo ra 2,5 tỷ tấn rác thải trong năm 2012, trong đó 1 tỷ tấn được tái chế hoặc sử dụng làm năng lượng.
Dự báo tới năm 2025, Trung Quốc sẽ sản sinh ra gần 1/4 lượng rác thải rắn trong khu vực đô thị trên thế giới. Trong năm qua, lượng nước thải của Trung Quốc là 46 tỷ tấn, khí thải gần 10 triệu tấn, nhị khí hóa lưu huỳnh 21,59 triệu tấn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu người dân Trung Quốc tập trung thực hiện công nghiệp hóa như Mỹ thì 3 lần nguyên liệu mà trái đất có cũng cung cấp không đủ. Trung Quốc cũng là nước có lượng khí thải Cacbon lớn nhất thế giới, tăng 2,5% trong năm 2018 so với năm 2017. Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ này, tăng trưởng GDP của Trung Quốc bắt đầu chậm lại khi nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng nhanh với trọng tâm là xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa. Trung Quốc nhận thức tác động xấu từ tăng trưởng kinh tế đến môi trường và đã có những hành động mạnh mẽ như: Giảm các mục tiêu tăng trưởng, đầu tư nhiều hơn cho xã hội và môi trường; đồng thời xây dựng mô hình phát triển bền vững, cải thiện năng suất tài nguyên và hiệu quả sinh thái. Mô hình này được Trung Quốc thực hiện từ năm 2002 và được coi là "nền kinh tế tuần hoàn". Triển khai thành công mô hình này được coi là cách tạo bước "nhảy vọt" cải thiện môi trường.
Qua thực tiễn mô hình kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc cho thấy, quốc gia này xây dựng nền kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ việc đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế nhanh đã dẫn đến những hệ lụy xấu đến môi trường, đồng thời tìm kiếm một mô hình phát triển tiết kiệm tài nguyên và có lợi cho môi trường. Thực tế, quan niệm nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc được bắt nguồn từ Đức, nghĩa là phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường song song tồn tại. Từ cách tư duy đó, Trung Quốc đã xây dựng mục tiêu, luật pháp, chính sách và biện pháp để có thể "nhảy vọt'' từ phát triển gây tổn hại môi trường sang phát triển hơn con đường bền vững.
Từ thập kỷ 1990 khi Đức và Nhật Bản có các luật về tái chế thì Trung Quốc cũng bắt đầu quan tâm tới việc phát triển kinh tế tuần hoàn. Năm 2005, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã thừa nhận những rủi ro về kinh tế và môi trường trong việc khai thác tài nguyên quá mức ở quốc gia này; đồng thời cho rằng nền kinh tế tuần hoàn là phương tiện chủ đạo để đối phó với những rủi ro đó. Sau đó, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cùng các cơ quan khác đã xây dựng nên các nguyên tắc của nền kinh tế tuần toàn và thúc đẩy các mô hình cộng sinh công nghiệp. Kèm theo đó, Trung Quốc có các chính sách về thuế, tài chính và hình thành một quỹ hỗ trợ để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn.
Bản Kế hoạch năm lần thứ 11 của Trung Quốc (giai đoạn 2006 – 2010) dành riêng một chương đề cập về nền kinh tế tuần hoàn. Năm 2008, Luật Bảo vệ nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc ra đời, trong đó yêu cầu các cơ quan, ban ngành nhà nước ở cấp địa phương phải cân nhắc đến những vấn đề liên quan trong các chiến lược đầu tư và phát triển, với các ngành được nhắm đến là than, sắt, điện tử, hóa chất và xăng dầu. Tiếp theo, nền kinh tế tuần hoàn được nâng lên thành một chiến lược phát triển quốc gia trong Kế hoạch năm lần thứ 12 (giai đoạn 2011 – 2015), với những mục tiêu cụ thể như tới năm 2015 đạt mức tái sử dụng 72% chất thải rắn công nghiệp và gia tăng 15% hiệu suất nguồn lực (đầu ra kinh tế trên đơn vị nguồn lực sử dụng). Năm 2013, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ra Chiến lược quốc gia để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn - một chiến lược đầu tiên trên thế giới, với những mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2015 tăng hiệu suất sử dụng năng lượng (GDP trên đơn vị năng lượng) 18,5% so với năm 2010; Nâng cao hiệu suất sử dụng nước 43%; Đầu ra của ngành công nghiệp tái chế đạt 1,8 vạn nhân dân tệ (276 tỷ USD) so với 1 vạn nhân dân tệ năm 2010…
Bên cạnh đó, nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc được tiến hành xây dựng theo lộ trình cụ thể, từ xác định mục tiêu phát triển, xác định quan niệm về kinh tế tuần hoàn, thông qua hệ thống pháp luật có tính bắt buộc đối với các DN. Các hành động của Chính phủ trên thực tế cũng tạo động lực mạnh mẽ để phát triển nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc. Năm 2017, Chương trình chính sách kinh tế tuần hoàn được Trung Quốc thông qua với việc mở rộng trách nhiệm của các DN sản xuất trong việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo.Năm 2018, Trung Quốc và Liên minh châu Âu ký biên bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng kinh tế tuần hoàn; Năm 2019, Hợp tác liên lục địa gồm 200 DN trên thế giới và của Trung Quốc đã cam kết với nền kinh tế tuần hoàn về nhựa. Để đảm bảo thực hiện thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, Trung Quốc còn thành lập Tổ chức và giám sát thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn. Tổ chức này không chỉ là vai trò của Ban xây dựng và phát triển kinh tế Trung Quốc mà còn có sự tham gia của Tổng cục Môi trường Trung Quốc với 03 khâu: Kinh tế tuần hoàn, vòng tuần hoàn nhỏ thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp; Vòng tuần hoàn vừa thực hiện ở quy mô lớn hơn và vòng tuần hoàn lớn thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế. Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng các khu công nghiệp sinh thái quốc gia về xử lý và tái sản xuất phế thải.
Điều kiện để chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mặc dù quy mô nền kinh tế nhỏ, xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số nhưng lại đứng thứ 04 thế giới về rác thải nhựa với 1,83 triệu tấn/năm. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí; ô nhiễm không khí khiến Việt Nam mất đi khoảng 3,5% GDP vào năm 2035.
Việt Nam đã có một số mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định như mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ… mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE; sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang…
Từ thực tế trên, những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển đổi hướng đến phát triển nhanh và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như: Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2010-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 24-NQ-TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn 2018…
Việt Nam đã có một số mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định như mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ… mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE; sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang… Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại, cần có giải pháp đồng bộ. Cụ thể:
Một là, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới.
Hai là, huy động sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có sự thay đổi cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của các bên liên quan gồm nhà nước và doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện "kinh tế tuần hoàn" cần kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác... tham gia. Hiện nay, Việt Nam chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn. Các hoạt động mới dừng lại ở tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, chưa mang lại lợi ích kinh tế nên chính hoạt động của các mô hình đó đã gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Ba là, cần có hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. DN là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển. Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu và cách tiếp cận theo quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý. Bên cạnh đó, lộ trình cần tiếp tục thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn như khuyến khích năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn đã có tại Việt Nam.
Để mở rộng nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất cần phải xác định rõ đâu là ưu tiên hàng đầu của DN. Thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy trình sản xuất bền vững mới là yếu tố then chốt. Sản phẩm cần được thiết kế sao cho dễ dàng tái chế nếu muốn chúng không phải kết thúc số phận ở các bãi chôn rác. Ngoài ra, DN cần nỗ lực phát triển các chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Đặc biệt, phần khó khăn nhất trong sứ mệnh mở rộng nền kinh tế tuần hoàn sẽ là thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.
Tài liệu tham khảo:
1. Thụy Điển – Quốc gia tái chế 99% tổng rác thải sinh hoạt, hanoimoi.com.vn ngày 04/12/2018;
2. YongLiu YinBai - An exploration of firms' awareness and behavior of developing circular economy: An empirical research in China;
3. Developing the circular economy in China: Challenges and opportunities for achieving 'leapfrog;
4. Các website: english.thesaigontimes.vn, vppa.vn, www.sggp.org.vn.
5. Geissdoerfer, Martin; Savaget, Paulo; Bocken, Nancy M. P.; Hultink, Erik Jan (2017-02-01). "The Circular Economy – A new sustainability paradigm?". Journal of Cleaner Production. 143: 757–768. doi: 10.1016/j.jclepro.2016.12.048.
6. Hysa, E.; Kruja, A.; Rehman, N.U.; Laurenti, R. Circular Economy Innovation and Environmental Sustainability Impact on Economic Growth: An Integrated Model for Sustainable Development. Sustainability 2020, 12, 4831., https://www.mdpi.com/2071-1050/12/12/4831
Kinh tế tuần hoàn: Những giới hạn
Để mô hình kinh tế tuần hoàn có thể góp phần vào phát triển bền vững, khi thực hiện phải khắc phục được một số thách thức cơ bản, trong đó có nguy cơ tác dụng ngược.
Các thách thức khi thực hành kinh tế tuần hoàn
Mặc dù không còn nghi ngờ gì về lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn, nhưng trong quá trình thực hiện, nó phải khắc phục được một số thách thức cơ bản:
Tính khả thi và mong muốn thực hiện.
Liệu có được kinh tế tuần hoàn 100% không phát thải? Chẳng hạn giấy chỉ có thể tái chế một số lần nhất định; chất thải nguy hại như thủy ngân, amiăng không thể tái chế mà phải loại bỏ ra khỏi chu trình. Những hạn chế này đã được các nhà lập pháp nhận thấy rõ. Ủy ban châu Âu, trong nỗ lực đưa ra chỉ thị Kinh tế tuần hoàn năm 2018 chỉ đặt mục tiêu trung bình dài hạn để tái chế chất thải bao bì là 70% và tái chế rác thải sinh hoạt là 65%. Mục tiêu cụ thể trong từng chất còn thấp hơn nữa.
Hệ thống thu hồi chủ động tạo ra các vòng lặp, giúp hạn chế sử dụng tài nguyên mới và hạn chế tác động môi trường. Nguồn: Ellen MacArthur Foundation
Nhiều sản phẩm ngày nay trở nên rất khó phân hủy và quá phức tạp để tái chế, ví dụ vi mạch, pin, chất thải y tế, túi nhựa, vỏ hộp sữa, dầu, lốp xe, hộp sơn…Trong mỗi bước tái chế lại đòi hỏi tiêu tốn tài nguyên và năng lượng. Nếu thực sự công nghệ có thể khả thi để tái chế 100% thì kinh tế tuần hoàn vẫn phản tác dụng nếu chi phí thu hồi cao hơn giá trị vật liệu thu được. Bên cạnh đó, việc thiếu các ưu đãi (thuế, đầu tư) trong khuôn khổ pháp luật hiện tại khiến ít doanh nghiệp mong muốn theo đuổi mục tiêu tuần hoàn.
Thiếu hướng dẫn chiến lược và tiêu chuẩn hóa.
Không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ những quy định hay hướng dẫn cụ thể trong triển khai kinh tế tuần hoàn. Cụ thể như Việt Nam có xây dựng bộ tiêu chí dựa trên khung của 17 mục tiêu phát triển bền vững Liên Hợp Quốc, trong đó đề cập đến kinh tế tuần hoàn nhưng theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI vẫn cần cụ thể hóa hơn và định lượng các chỉ tiêu này. Các quy định liên quan đến tính tuần hoàn đang nằm rải rác ở nhiều bộ luật, nghị định khác nhau; một số vấn đề đang bỏ trống như điều kiện cấp vốn, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện.
Còn thiếu yếu tố xã hội bền vững.
Trong ba yếu tố phát triển bền vững là kinh tế, môi trường và xã hội, mô hình kinh tế tuần hoàn mới chỉ chú trọng được hai thành tố đầu mà chưa cân nhắc nhiều đến các vấn đề con người. Thực sự, kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra các cơ hội việc làm mới. Những quy trình như tân trang hoặc tái chế sẽ đòi hỏi lao động con người ở những khâu không thể chuẩn hóa cho máy móc, nhưng công việc tạo ra rất có thể lại phát sinh ở một vùng, hay một quốc gia khác, nơi thiếu các chuẩn mực cần thiết để bảo vệ môi trường hay quyền lợi, sức khoẻ người lao động, hoặc đơn giản là nơi tồn tại những kẽ hở pháp lý dẫn tới sự lạm dụng.
Điều này thể hiện rất rõ trong vấn nạn rác thải nhựa vài năm qua, khi những quốc gia phát triển phương Tây gửi hàng nghìn container rác nhựa đến các nước đang phát triển Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam dưới danh nghĩa "tái chế".
Nghiên cứu từ Đại học Yale trên Tạp chí Sinh thái Công nghiệp năm 2017, đã kết luận rằng các hoạt động kinh tế tuần hoàn thực sự có khả năng làm tăng tổng lượng tài nguyên bị tiêu tốn, dẫn tới "loại trừ một phần hoặc toàn bộ lợi ích nó tạo ra".
Cơ chế này gọi là phản ứng ngược lại (Circular economy rebound), tương tự như trường hợp sử dụng năng lượng hiệu quả trong nhà máy điện than dẫn đến giá than thấp hơn, từ đó làm tăng nhu cầu và tăng tổng than tiêu dùng. Như vậy mặc dù kỹ thuật, công nghệ có thể thành công trong việc giảm tác động môi trường trên mỗi đơn vị, nhưng trên bình diện tổng thể lợi ích mang lại bị hạn chế bởi tiến bộ công nghệ cũng đồng thời khiến con người muốn tiêu thụ và sản xuất nhiều hơn tài nguyên, dẫn tới lượng tài nguyên tiêu tốn cũng lớn hơn.
Để giảm tác động môi trường, chỉ kinh tế tuần hoàn không phải là câu trả lời đầy đủ. Trong 3 chữ R về giải pháp môi trường, thứ tự ưu tiên là Tiết giảm (Reduce), Tái sử dụng (Reuse), rồi mới đến Tái chế (Recycle). Nhưng việc giảm thiểu lại trái với tư duy "tăng trưởng" của nền kinh tế và tư duy "tiêu dùng" phổ biến của người dân. Người ta kì vọng kinh tế tuần hoàn sẽ gắn kết sự bền vững với tăng trưởng kinh tế, nói cách khác tạo ra nhiều hàng hóa, của cải hơn.
Một doanh nghiệp chia sẻ loại đồ cũ như quần áo, giày dép, dụng cụ có thể giúp tiết kiệm vật liệu và tiền bạc, nhưng đôi khi "chia sẻ" trong lĩnh vực dịch vụ - như thị trường gọi xe công nghệ đang thiết lập mạng lưới ô tô/xe máy chở khách và mở ra lĩnh vực giao hàng đã đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng lên cao chóng mặt.
Tư duy tiêu dùng là một trong những tử huyệt về môi trường của nhiều ngành như thời trang, ăn uống, hàng tiêu dùng... Theo báo cáo của Ellen McArthur Foundation, khoảng 87% sản phẩm của ngành thời trang sản xuất ra không bao giờ được bán hoặc chỉ được giữ trong cửa hàng để rồi sau đó bị chôn lấp hoặc đốt bỏ, bởi các hãng quần áo chạy theo mô hình "thời trang nhanh" tạo ra những xu hướng 12 mùa mỗi năm, thay vì tạo ra những bộ đồ "vĩnh cửu" có thể sử dụng lâu dài.
Như vậy, bản thân tăng cường tính tuần hoàn của nền kinh tế không đủ để giải quyết được toàn bộ vấn đề, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như thay đổi tư duy về tăng cường, giảm nhu cầu, cải thiện công nghệ,… để có thể đem lại sự phát triển bền vững.
(Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn internet)
Khái niệm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Kinh tế chia sẻ và tiềm năng cho Việt Nam
Thị trường kinh tế chia sẻ hứa hẹn tại Đông Nam Á
Chiến lược tổng thể cho Logistics Việt Nam
Đề án thúc đẩy mô hình Kinh tế chia sẻ: Mới chỉ là điều kiện cần để ...
Kinh tế chia sẻ - Tạo điều kiện chứ không cấm
S-Vehicle | Chuyển Đổi Số lĩnh vực Quản lý xe doanh nghiệp
Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay
4 hiểu lầm thường gặp về Chuyển đổi số, giải mã công thức thành ...
Chuyển Đổi Số, Digital Transformation, Digital X
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>