Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ với nhiều giải pháp khuyến khích sự phát triển các hoạt động kinh tế chia sẻ , hướng tới một nền kinh tế số.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS NGUYỄN MẠNH HẢI - trưởng ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư - khẳng định mục tiêu quan trọng nhất của đề án là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hoạt động kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư về kinh tế chia sẻ tại Singapore cho thấy họ quản lý rất chặt chẽ. Một lái xe Grab, Uber phải đăng ký như một pháp nhân doanh nghiệp, phải đóng thuế đầy đủ theo thu nhập, phải đáp ứng việc bảo đảm an toàn cho người sử dụng dịch vụ.
TS Nguyễn Mạnh Hải
* Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ , chính thức thể hiện quan điểm phát triển loại hình kinh tế này. Ông có thể cho biết những mục tiêu lớn mà đề án hướng tới?
- Mục tiêu quan trọng nhất của đề án là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, sử dụng công nghệ số, phát triển nền kinh tế số.
Ở Việt Nam, dù mới phát triển nhưng kinh tế chia sẻ cũng nổi lên với 3 loại hình dịch vụ như vận tải trực tuyến Grab, Fastgo; dịch vụ chia sẻ phòng nghỉ Airbnb, Travelmob, Laxstay, và cho vay ngang hàng P2P lending. Một số dịch vụ khác cũng bắt đầu xuất hiện như chia sẻ chỗ làm, gửi xe, chia sẻ nhân lực. Mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phổ biến của smartphone tại một số đô thị những năm gần đây.
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Facebook và Morning Consult cũng ghi nhận 77% doanh nghiệp nhỏ trên Facebook cho biết sử dụng ứng dụng nền tảng này để tăng doanh số bán hàng và khoảng 76% doanh nghiệp nhỏ có thể tuyển dụng nhân viên thông qua ứng dụng Facebook. Hiện có khoảng 78 triệu người dùng Facebook trên thế giới có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.
* Mô hình kinh tế chia sẻ đang "bùng nổ" nhưng lại thiếu một khung pháp lý để vận hành. Điều này sẽ được khắc phục thế nào trong thời gian tới?
- Đề án của Chính phủ chỉ đưa ra khung chung, với những mục tiêu chung và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành cụ thể có đề án riêng trong từng lĩnh vực để hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế chia sẻ . Ví dụ Bộ GT-VT đang sửa đổi nghị định 86 về điều kiện vận tải bằng ôtô cho phù hợp với các loại hình taxi công nghệ.
Tinh thần chung của đề án là cần có sự cấp tiến để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ quyền lợi các bên, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đó cũng là nội dung chính đề án thúc đẩy kinh tế chia sẻ .
Chẳng hạn, đối với quản lý taxi công nghệ cần quản lý trên nền tảng số, thông qua các hợp đồng điện tử mà không cần phù hiệu phản quang như Bộ GT-VT đang đề xuất sửa đổi nghị định 86 về kinh doanh dịch vụ vận tải. Khi lưu thông thì bất kỳ phương tiện nào cũng phải tuân thủ luật giao thông và khi tham gia hoạt động vận tải phải đóng đầy đủ nghĩa vụ thuế chứ không cần thiết dán phù hiệu phản quang. Các nước họ không gắn phù hiệu mà vẫn quản lý được.
Cái gì làm tăng chi phí cho doanh nghiệp thì không cần thiết, cần khuyến khích sử dụng công nghệ số, tận dụng lợi thế công nghệ trong quản lý các hoạt động kinh tế chia sẻ .
Đề án của Chính phủ đặt mục tiêu trong 2-3 năm tới các bộ, ngành sẽ hoàn thành khung pháp lý về kinh tế chia sẻ , qua đó lấp đầy khoảng trống quản lý nhà nước với kinh tế chia sẻ hiện nay.
* Thời gian qua các cơ quan thuế địa phương đã không thu được thuế của nhiều "ông lớn" có hoạt động kinh tế chia sẻ tại Việt Nam như Airbnb, Uber, Agoda... Theo ông, điều này cần khắc phục thế nào để bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng?
- Chúng tôi đã làm việc với đại diện Cục Thuế TP.HCM, Airbnb, Uber, về nguyên tắc tất cả hoạt động kinh doanh phát sinh doanh thu phải nộp thuế. Nhưng làm thế nào để thu được thuế là câu chuyện của ngành tài chính.
Chẳng hạn ngành tài chính cần triển khai công nghệ mới để quản lý các hoạt động kinh doanh có doanh thu trên mạng, đây là giao dịch điện tử phải xuất hóa đơn điện tử. Muốn thu thuế của Airbnb cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước, các khách sạn cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp nền tảng.
Làm tốt điều này sẽ hạn chế việc lẩn tránh thuế của các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý địa phương, các ngân hàng để thu thuế dựa trên doanh thu.
Trong khi chưa hoàn thiện hệ thống pháp lý về kinh tế chia sẻ buộc phải áp dụng hệ thống pháp luật hiện hành nhưng không được cứng nhắc. Chẳng hạn Grab nói họ kinh doanh công nghệ nhưng có ý kiến cho rằng họ kinh doanh taxi, vậy cơ quan nhà nước phải làm trọng tài.
Trong các cuộc làm việc với đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, đại diện Grab chỉ thừa nhận họ chỉ có một tỉ lệ doanh thu nào đó kinh doanh vận tải, một tỉ lệ kinh doanh công nghệ và một phần kinh doanh vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải tách bạch các tỉ lệ này để quản lý, không thể áp Grab y hệt như kinh doanh taxi truyền thống.
Bên cạnh việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho kinh tế chia sẻ , cũng cần tháo bớt rào cản cho hoạt động kinh doanh truyền thống để hai hoạt động kinh doanh này tiệm cận nhau, cùng kinh doanh trên một mặt bằng, tạo bình đẳng kinh doanh.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập (Đoàn luật sư TP Hà Nội):
Cần sửa hầu hết quy định liên quan hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh tế chia sẻ là một mô hình mới, không cần một luật cụ thể quy định mô hình này nhưng phải sửa hầu hết các quy định liên quan tới hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực để khu vực này phát triển. Điều quan trọng là tư duy làm chính sách, chẳng hạn Bộ GTVT cứ lấn cấn trong việc sửa nghị định 86 về kinh doanh vận tải. Hoạt động kinh tế chia sẻ liên quan tới điều kiện kinh doanh, Luật cạnh tranh, Bộ luật lao động, và lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chẳng hạn với Uber, Grab, cần làm rõ lái xe là người lao động hay nhà kinh doanh. Người tiêu dùng, sử dụng dịch vụ khi có vấn đề họ sẽ khiếu nại đến ai, khiếu nại người lái xe Uber, Grab, hay khiếu nại hai công ty. Đây là những vấn đề rất mới về pháp lý cần làm rõ.
Thời gian qua khi sửa các quy định về taxi công nghệ, Bộ GTVT lại chưa đề cập tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ và người lao động, mà chỉ quan tâm đến sửa điều kiện kinh doanh nên quan niệm vẫn nặng áp đặt quản lý hành chính.
Hai nữa, nhiều khi cơ quan quản lý lại đứng về một phía và cho rằng vi phạm Luật cạnh tranh, cách tiếp cận như vậy là không phù hợp. Để xây dựng khung pháp lý cho kinh tế chia sẻ cần tư duy phát triển mở, vì việc cái mới thay thế cái cũ là tất yếu, nhiều hãng taxi thông thường giờ cũng phải quay sang phát triển các dịch vụ đặt xe như taxi công nghệ, xu hướng buộc phải theo.
Nguồn: Tuổi Trẻ Online
DVMS chuyên:
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>