1.001 cách kiếm tiền trong ứng dụng
Kiếm tiền từ ứng dụng không phải là điều quá xa lạ với các nhà phát triển. Từ đặt quảng cáo, tính phí từng phần cho đến tính phí tải ứng dụng, đều được các developer tận dụng để sản phẩm của mình sinh lời hiệu quả nhất.
Trên thực tế, không phải ứng dụng nào cũng là một con gà đẻ trứng vàng. Chính vì vậy, các nhà phát triển nên cân nhắc "tấn công trên mọi mặt trận", và đây là một vài gợi ý developer không nên bỏ qua để tránh lãng phí tiềm năng của ứng dụng.
In-App Purchase — Trả tiền khi sử dụng ứng dụng
In-App purchase phổ biến đặc biệt với ứng dụng game. Người chơi dùng tiền mua các vật phẩm, hoặc nâng cấp nhân vật trong game. Các ứng dụng game với nhiều màn chơi, các cấp độ khác nhau thách thức người chơi, và khuyến khích họ trả nhiều tiền hơn.
Ngoài ra, với các ứng dụng cung cấp nội dung hay và có giá trị cao như The Economist, hoặc Wall Street Journal, trả phí trong ứng dụng giúp người dùng tiếp cận số lượng không giới hạn các bài viết, tin tức, báo cáo độc quyền.
Phát hành hai bản ứng dụng (Try&buy)
Nói cách khác, đây là hình thức cho người dùng trải nghiệm sản phẩm miễn phí và trả tiền cho trọn bộ sản phẩm nếu hài lòng. Người dùng thử bản ứng dụng "chim mồi" không mất phí để hiểu, nắm bắt được các tính năng; khi phát sinh nhu cầu, sẽ trả tiền để tiếp cận một các trọn vẹn hơn các chức năng mình mong muốn trên ứng dụng.
Bán ứng dụng trên App Stores (Pay per download)
Người dùng cần phải trả một khoản tiền nhất định để tải và sử dụng ứng dụng. Đây không phải là hình thức kiếm tiền phổ biển từ apps. Vào thời điểm hiện tại, cụ thể, số lượng apps miễn phí chỉ chiếm khoảng 7% trên tổng số 2.9 triệu ứng dụng trên kho tải CH Play của Google. Giả sử ứng dụng được định giá $1.43, nhà phát triển chỉ thu được $1, phần còn lại thuộc về Google.
Hơn nữa, cũng không khó để người dùng "lách thị trường", và tải về các ứng dụng về dùng mà không phải trả phí với các chương trình như Amazon Underground, PlayStoreSales hay Google Opinion Rewards.
Quảng cáo
Khỏi phải bàn cãi, gắn quảng cáo đem về lợi nhuận tốt và là cần câu cơm chính cho phần lớn các nhà phát triển. Thay vì "dụ" người dùng trả một khoản tiền nhất định để mua ứng dụng, thu tiền từ quảng cáo được xem là lựa chọn tốt hơn. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất của doanh thu khủng từ quảng cáo trong ứng dụng là Flappy Bird, với 50 triệu lượt tải và thu về 50,000 USD mỗi ngày.
Hiện nay, AdMob của Google và iAds của Apple là hai hệ thống quảng cao hàng đầu trên ứng dụng. Nhìn chung, theo nhiều nhà phát triển, nền tảng của Apple đem về lợi nhuận hiệu quả với eCPM cao hơn. Mặc dù AdMob của Google có phần lép vế về doanh thu quảng cáo, nhưng bù lại với fill-rate rất cao (lên tới 99%), tích hợp báo cáo từ AdSense, cùng tính năng tạo và track quảng cáo, AdMob vẫn là lựa chọn của nhiều nhà phát triển.
Với mục tiêu liên tục cải tiến và dẫn đầu, năm 2011, Google đã mua lại nền tảng quảng cáo Admeld và biến Admeld thành một phần của Google DoubleClick Ad Exchange (còn gọi là AdX) — một sản giao dịch quảng cáo tự do, vượt trội hơn AdMob và được đánh giá là nền tảng kiếm tiền hàng đầu dành cho các nhà xuất bản và phát hành nội dung số. Tuy vậy, với sản phẩm DoubleClick AdX này, Google không làm việc trực tiếp với các nhà xuất bản, mà giao lại cho một đơn vị đại diện ở mỗi quốc gia khác nhau. Để tối đa doanh thu quảng cáo trong ứng dụng, các nhà xuất bản và phát hành nội dung số Việt có thể tìm đến AppotaX — đối tác đầu tiên hợp tác với Google trên nền tảng DoubleClick AdX nêu trên.
Tài trợ trong ứng dụng
Phát triển ứng dụng để user có thể tải và sử dụng miễn phí, nhưng tiền đến từ nguồn tài trợ. Các nhà phát triển có thể tìm đến các công ty, doanh nghiệp có cùng tập khách hàng và đề nghị đưa nhãn hiệu của họ lên ứng dụng. Một ứng dụng có lượt tải cao và hàng nghìn người dùng thường xuyên chắc chắn sẽ là một kênh quảng cáo tốt cho bất cứ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ nào.
Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết trong ứng dụng
Với tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), hoa hồng được chi trả cho các ứng dụng, đóng vai trò như một nhà phân phối cho các ứng dụng khác. Các nhà phát triển có thể thông qua các mạng lưới affiliate, hoặc liên lạc trực tiếp với các đối tác có sản phẩm, dịch vụ hay ứng dụng phù hợp với ứng dụng và tập người dùng của mình. Hoa hồng thu về sẽ tùy thuộc vào chính sách khác nhau của các mạng lưới khác nhau trên thị trường.
Cost-Per-Install (CPI): Kiếm doanh thu cho mỗi lượt tải ứng dụng
Nhà phát triển có thể sử dụng phần mềm do các bên thứ ba cung cấp để có thể sử dụng hình thức trả phí này. Trong quá tình trải nghiệm game hay ứng dụng, người dùng sẽ bắt gặp một vài Pop-up, hay banner, hiển thị một ứng dụng khác với dùng chữ "cài đặt ngay". Với mỗi ứng dụng được cài đặt theo hình thức CPI, developer sẽ thu về một khoản tiền nhất định. Thông thường, bên ứng dụng đích đến sẽ phải trả 0,8–3 USD trên mỗi lượt tải cho các công ty CPI.
Kết: Với sự cạnh tranh khốc liệt trên các Apps Store, và cạnh tranh mạnh mẽ để giữ chân người dùng như hiện nay, một hoặc hai phương án kiếm tiền từ ứng dụng là chưa đủ. Các nhà phát triển nên đa dạng các lựa chọn, và đặc biệt hãy tìm và hợp tác với các đối tác uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường để thu về hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực của cả đội nhóm và của chính mình.
Theo Adsota
Có thể bạn chưa biết:
- Hệ thống chấm công từ xa qua vệ tinh SAttendance và hệ thống định vị STracking
- Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng SKPI ( hệ thống đánh giá thông minh trên smartphone và tablet)
- Hệ thống giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thông minh SCatalog và SBrochure ( hệ thống catalog và brochre thông minh trên smartphone và tablet)
- Ứng dụng bán hàng trên smartphone, smart TV, mạng xã hội...
- SChat là lựa chọn tuyệt vời nhất để trò chuyện và chăm sóc khách hàng của bạn
- SSale Hệ thống quản lý phân phối, bán hàng, chăm sóc khách hàng tối ưu
- Mua vé xe, đặt vé xe trên smartphone, smart TV
- Điều hành hãng xe công nghệ, ứng dụng đặt xe trên smartphone tương tự Uber, Grab,...
- Hệ thống điều hành, tìm gọi và quản lý xe sử dụng công nghệ mới
- Kiểm tra nồng độ cồn trong máu
- quản lý logistic, tìm kiếm đơn vận, tìm kiếm tuyến vận chuyển, đặt đơn vận chuyển, ship hàng
- Ứng dụng smartphone và tablet cho ngành du lịch
- Giải pháp xem truyền hình trên smartphone và cơ hội hợp tác
- Tự động Kiểm tra thông tin người gọi đến | Call Look
- Khám phá những điều bí ẩn của vũ trụ
- ứng dụng công nghệ vào giáo dục
- Chăm sóc khách hàng tại bệnh viện, phòng khám
- SChat là lựa chọn tuyệt vời nhất để trò chuyện và chăm sóc khách hàng của bạn
- Bán vé máy bay thông qua smartphone và tablet, smart TV
- Hệ thống quản lý văn bản thông minh
- Hệ thống quản lý vận tải ( S-TMS ) thông minh
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>