Lộ trình trở thành Senior developer – phần 2
Bài viết này là phần tiếp theo của lộ trình trở thành Senior developer. Những gì tôi muốn chia sẻ là một số lời khuyên về việc làm thế nào để trở thành một nhà phát triển phần mềm toàn diện và có lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp rõ ràng. Ở đây tôi sẽ trình bày một vài điểm về các phương pháp hay nhất cho sự phát triển cá nhân của bạn.
Lập trình không bao giờ có kết thúc ngay cả khi bạn đã kết thúc những dòng code cuối cùng
Điều này không có nghĩa là bạn phải code ra những dòng code thật sự hoàn hảo. Đầu tiên, hãy làm những gì bạn cần làm, không quan trọng cho dù code của bạn có sạch hay không bởi đó là bước thứ hai. Hãy refactor thật khôn ngoan, loại bỏ mã trùng lặp, đơn giản hóa, cải thiện kiến trúc của bạn … và cuối cùng, bước thứ ba là tối ưu hóa, không chỉ cho tốc độ mà còn cho quá trình, cố gắng tự động hóa càng nhiều càng tốt.
Làm đơn giản dễ hiểu thôi
Sự phức tạp dẫn đến không đồng bộ, không đồng bộ dẫn đến chi phí bảo trì cao, và chi phí bảo trì cao dẫn đến sự đau khổ. Sự phức tạp xảy ra ở tất cả các cấp và một trong những điều bạn có thể làm để tránh nó là thường xuyên tự hỏi mình câu hỏi sau đây “Tôi có thực sự cần điều này không?”
Hãy chắc chắn rằng nó thật sự có giá trị và xứng đáng để bạn bỏ công sức ra để thực hiện
Test là bạn của bạn
Đôi khi bạn sẽ phải miễn cưỡng sử dụng các bài unit test, kết quả là phải làm từ UI cho đến mọi thứ bạn có thể nghĩ tới để bảo đảm tính xác thực. Thế nhưng, sự thật là phương pháp này rất là cồng kềnh và lãng phí thời gian bởi trong kinh doanh, họ thực sự không quan tâm liệu dữ liệu đến từ một tập tin JSON hay UI
Log các vấn đề được giải quyết
Đã bao nhiêu lần bạn gặp phải một vấn đề mà bản thân đã từng giải quyết nó nhưng không thể xác định chính xác là mình đã làm như thế nào hoặc khi nào. Tôi cực kì ghét khi điều đó xảy ra nên đã tạo một tệp chuyên ghi lại vấn đề cũng như giải pháp hiệu quả sau mỗi lần hoàn thành một project.
Học hỏi liên tục các công nghệ mới
Đây là một nghề khó bởi chúng ta cần phải liên tục học các công nghệ mới chỉ để theo kịp với tốc độ của ngành. Ngày nay, công nghệ hoàn toàn khác so với cách đây 20 năm, vì vậy bản thân tôi cũng đã phải học rất nhiều trong những năm qua. Nhưng bạn phải nhận thức được rằng các công ty không muốn thay đổi nhanh như vậy. Đó là vì công nghệ mới thường xuyên bị rủi ro nên họ luôn cần phải đảm bảo về khả năng của một công nghệ để có thể chịu được sự bào mòn của thời gian.
Không ai thích chi nhiều tiền vào thứ gì đó có thể bị thay thế chỉ trong hai năm sau đó. Vì vậy, hãy kiên nhẫn khi sếp của bạn không muốn sử dụng một framework mới mà bạn vừa khám phá ra.
Đọc những cuốn sách kinh điển
Tôi luôn nghĩ rằng những cuốn sách của Martin Fowler, Ivar Jacobson, uncle Bob… là thú vị nhất. Đó là vì khi bạn đọc chúng, bạn sẽ hiểu về lý do tại sao mọi thứ là như thế. Chúng đều là các giai thoại vô cùng ấn tượng và hào hùng theo góc nhìn của một nhà phát triển.
Đừng tự chặn đường sống của bạn
Khi rời khỏi một công ty, bạn có thể cảm thấy muốn tỏ thái độ thô lỗ với ông chủ cũ và các cựu đồng nghiệp của bạn, nhưng xin đừng làm vậy. Đó là vì những bất bình mà bạn có thể có bây giờ sẽ nhanh chóng trở nên không quan trọng và thời gian sẽ cho bạn biết điều đó.
Ra đi trong tử tế có thể giúp ích cho bạn nhiều hơn đấy, biết đâu đó sẽ là nơi bắt nguồn những cơ hội việc làm mới trong tương lai của bạn.
- 3 câu lệnh hữu ích trong Javascript mà bạn nên biết
- Hệ thống định vị Galileo của Châu Âu
- Doanh nghiệp chuộng quảng cáo trên điện thoại
- Cuộc chiến giữa Google và Uber mới chỉ bắt đầu?
- Phần mềm quản lý vận chuyển TMS thường có những tính năng gì?
- Hiện trạng triển khai hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam
- Phần lớn doanh nghiệp Việt gần như "vô hình" với thế giới trực tuyến
- Javascript Single thread liệu đã lỗi thời?
- BÁO CÁO VIỆT NAM 2035, Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ
- Cấu hình scheduled tasks Mautic - marketing automation software trên Windows
- Ứng dụng Telemedicine là gì?
- Xuất khẩu phần mềm được luật quy định như thế nào?
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>