Lập trình viên có cần học đại học hay không?
Dạo gần đây mình hay gặp một số topic kiểu “Cảm thấy mất định hướng khi học Đại học”, “Liệu em có nên bỏ Đại Học hay không?”, “Kiến thức Đại học toàn thứ vô bổ!”. Các topic này cho thấy nhiều bạn sinh viên đang cảm thấy hoang mang về giá trị của việc học đại học.
Do vậy, mình viết bài này để phân tích những cái lợi của việc học Đại Học, giúp các bạn trẻ vững tin hơn trên con đường đã chọn.
Nguyên nhân gây hoang mang
Đa phần nguyên nhân làm các bạn sinh viên cảm thấy mất phương hướng khi học ĐH là: Chương trình học có khá nhiều môn vô bổ như Toán Lý Hóa Đại Cương, Tư tưởng Mác-Lê-Minh, … Chương trình học thì khá cũ và nặng lý thuyết, các môn lập trình thì quanh đi quẩn lại chỉ có C, C++, làm việc với console.
Trong khi đó, những kiến thức thực tế, cần thiết để đi làm thì lại ít được dạy (Các bạn có thể xem thêm ở series Những điều đại học không dạy bạn). Nhiều bạn cảm thấy mình tốn phí khá nhiều thời gian học mà chỉ được học được những điều vô bổ!!
Mặt khác, báo chí lúc nào cũng rất khoái lăng xê các tấm gương “Bỏ ĐH mở công ty thu nhập trăm triệu” để làm lung lay tinh thần các em sinh viên. Lẽ ra báo chí nên đưa một số vụ việc như “Nghỉ đại học, lái xe ôm, làm thợ hồ. Tốt nghiệp Đại Học, công việc ổn định lương chục triệu” thì mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng đừng nghe các thánh phán: “Bill Gates và Mark Zuckerberg bỏ ĐH vẫn thành công đấy thôi!”. Người ta bỏ ĐH Harvard nhé, các bạn có thể ráng vào Harvard rồi bỏ để thử vận may xem sao.
Giá trị của bốn năm ĐH
Thật ra, bốn năm ĐH của bạn cũng không đến nổi vô bổ như bạn tưởng tượng đâu, chúng sẽ cho bạn những điều sau:
- Khả năng tư duy: Các môn Toán, Lý, Hóa Đại Cương khó khăn, thoạt nhìn có vẻ vô bổ. Thật ra là chúng … vô bổ thật, vì ta cũng ít áp dụng khi làm việc. Tuy vậy, việc tập trung giải quyết những bài toán này sẽ rèn cho chúng ta khả năng tu duy, khả năng tiếp cận vấn đề. Chúng rất hữu ích trên con đường nghề nghiệp sau này.
- Khả năng đọc-viết: Học ĐH, bạn sẽ phải đọc vô sô tài liệu phức tạp, viết mấy bài luận. Những kỉ năng đọc viết này sẽ đi theo bạn tới tận sau này.
- Khả năng tự học: Đây là một trong các kĩ năng quan trọng nhất trong ngành phần mềm. Ở Đai Học, các thầy cô sẽ không chỉ dẫn tận tay như cấp 3, đòi hỏi bạn phải cố gắng nhiều hơn.
- Kiến thức nền tảng: Chương trình học ở Đai Học khá bài bản và có cấu trúc. Hầu như ĐH nào cũng dạy các kiến thức về: Hệ điều hành, Quy trình phần mềm, CSDL, Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, … Những kiến thức nền tảng này khá quan trọng. Đa phần các bạn tự học thường hay thiếu những kiến thức nền như thế này.
- Bạn bè và quan hệ: Học ĐH, bạn sẽ được làm quen và làm việc chung với rất nhiều bạn bè. Điều này rèn luyện khả năng làm việc nhóm (cũng như khả năng chịu đựng) của bạn. Sau khi ra trường, các mối quan hệ với giáo viên, bạn bè rất quan trọng. Tranh thủ kiếm gấu giai đoạn này luôn nhé, ra trường khó tìm lắm.
- Cơ hội việc làm: Bạn có thể tìm được một công việc với mức lương cao, môi trường tốt nhờ sợ giới thiệu của thầy giáo, bạn bè. Ngoài ra, các trường Đại Học cũng có liên kết với một số công ty, giúp bạn dễ dàng tìm cơ hội thực tập và xin việc.
Ngoài ra, hoàn thành 4 năm học sẽ giúp bạn có một tấm bằng Đại Học trong tay. Mảnh bằng này có giá trị gì không? Hãy xem phía dưới nhé.
Giá trị của tấm bằng ĐH
Hiện tại, đa phần các công ty phần mềm đều đỏi hỏi một tấm bằng ĐH, Cao Đẳng ngành CNTT. Không cần biết khả năng của bạn thế nào, tấm bằng ĐH là tấm giấy thông hành để được bạn vượt qua được vòng loại của bên Nhân Sự, vào vòng phỏng vấn để chứng tỏ khả năng của mình.
Nhiều bạn cũng hỏi mình: “Sao em thấy báo đăng nhiều đứa tốt nghiệp ĐH vẫn thất nghiệp đấy thôi, học làm vẹo gì?”. Tất nhiên, nếu bạn không có khả năng thì mảnh bằng Đại học cũng chỉ là tờ giấy lộn mà thôi. Nó chỉ giúp bạn vào được vòng Phỏng vấn, còn có tìm được việc làm hay không là tùy kinh nghiệm/khả năng của bạn.
Một lời khuyên khác cho các bạn: Ngoài Đại Học ra, các bạn có thể lựa chọn học Cao Đẳng FPT, Aptech. Chương trình học của các cơ sở này sát với thực tế hơn, có thể đi làm được ngay. Họ cũng hỗ trợ giới thiệu cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên. Bạn bè, đồng nghiệp mình cũng có nhiều người tốt nghiệp Cao Đẳng và vẫn đi làm thoải mái.
Một số nguồn khác tham khảo:
- https://www.quora.com/What-is-the-point-of-a-computer-science-degree-when-people-say-that-it-doesnt-prepare-you-to-become-a-software-engineer?srid=svRi&share=3848cadb
- https://simpleprogrammer.com/2016/08/15/learning-programming-by-going-to-college/
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>