NFC là gì?
Chắc bạn đã nghe ở đâu đó từ NFC hay công nghệ NFC, công nghệ giao tiếp NFC...
Vậy NFC là gì?
NFC là từ viết tắt của Near Field Communications, là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.
Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn.Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di động, có thể giao tiếp với các thẻ thông minh, đầu đọc thẻ hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngoài ra, NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn…
Phát minh đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton vào năm 1983. Năm 2004, Nokia, Philips và Sony thành lập Diễn đàn NFC (NFC Forum). NFC Forum đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của công nghệ NFC, khuyến khích người dùng chia sẻ, kết hợp và thực hiện giao dịch giữa các thiết bị NFC. Đối với các nhà sản xuất, NFC Forum là tổ chức khuyến khích phát triển và cấp chứng nhận cho những thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn NFC. Hiện tại, NFC Forum có 140 thành viên trong đó bao gồm rất nhiều thương hiệu lớn như LG, Nokia, HTC, Motorola, RIM, Samsung, Sony Ericsson, Google, Microsoft, PayPal, Visa, Mastercard, American Express, Intel, Qualcomm...
NFC hoạt động như thế nào?
Để NFC hoạt động, chúng ta buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị thứ 2 là mục tiêu (target). Bí mật của NFC nằm ở đây, initiator sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ) đủ để cung cấp năng lượng cho target vốn hoạt động ở chế độ bị động. Tất cả những gì bạn cần biết là target của NFC sẽ không cần điện năng mà điện để nó hoạt động lấy từ thiết bị initiator. Đây là 1 đặc điểm cực kỳ có ý nghĩa vì nó cho phép người ta chế tạo những tags, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn hơn do không phải dùng pin.
Hãy tưởng tượng bạn đến rạp chiếu phim, tại rạp có 1 poster giới thiệu phim mới rất thú vị, chúng ta chỉ việc chạm điện thoại vào poster, tất cả các thông tin về phim đó sẽ hiện lên trên điện thoại, link dẫn tới trailer, đánh giá, lịch chiếu phim ở rạp gần nhất hay trang web mua vé online... , sau khi mua vé thông qua tờ poster thì bạn có thể đi vào rạp chiếu phim, chạm điện thoại vào máy đọc (khi này điện thoại đóng vai trò target) và bạn vào thưởng thức bộ phim mà không cần nhân viên kiểm soát vé.
Dùng NFC làm gì?
* Là một máy quét thẻ RFID: Một thiết bị NFC có thể hoạt động như một máy quét thẻ RFID cho phép đọc thông tin được nhúng bên trong. Một ví dụ về điều này sẽ được áp dụng trong các nhà hàng có thể quét menu bằng cách chạm hoặc đưa điện thoại đến gần thiết bị đọc, giao diện hiện ra với các liên kết đến menu động có khả năng tương tác với điện thoại, các mô tả chi tiết về các mục trình đơn, đánh giá và thậm chí là biểu hiện thông qua một video.
* Là một sự thay thế cho thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng: NFC có thể giúp điện thoại thay thế cho các thể nhựa trong việc đi lại. Một khi các thông tin được đưa từ thẻ tín dụng sang lưu trữ trong điện thoại di động thì người dùng có thể truy cập thông qua NFC. Với điện thoại hỗ trợ NFC, bạn có thể biến nó thành một trong những chiếc thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng thông qua một thiết bị đầu cuối thực hiện quét mã. Dĩ nhiên điều này sẽ yêu cầu chủ sở hữu phải liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ.
* Trao đổi dữ liệu: Hai điện thoại NFC có thể thực hiện để trao đổi dữ liệu sau khi thiết lập kết nối bằng cách đưa chúng vào trong phạm vi hoạt động của NFC. Điều này có thể thay thế khả năng truy cập vào thẻ khi mà người dùng chỉ cần chạm điện thoại của mình với người khác, và thẻ kinh doanh ảo này có thể được chuyển giao cho thiết bị của họ và hiển thị trên màn hình thiết bị đó. Cách tương tự cũng được thực hiện với việc chia sẻ hình ảnh, file nhạc cũng như những thứ khác một cách dễ dàng.
* Mua vé: Bạn có thể mua bất cứ loại vé nào với điện thoại NFC, từ vé phim, vé ca nhạc, các sân vận động hay thậm chí thay cho việc làm thủ tục ở sân bay.
* Chìa khóa: Hãy tưởng tượng đến việc vứt bỏ toàn bộ chìa khóa của bạn ở nhà mà thay vào đó là 1 chiếc điện thoại di động thôi. Với việc sử dụng NFC, tất cả những gì bạn cần làm là chạm nhẹ vào cửa nhà, văn phòng hay khách sạn, khởi động xe.....
* So sánh sản phẩm khi mua sắm: Bất cứ khi nào mua gì, bạn chỉ việc vẫy nhẹ điện thoại là đã có thể xem thông tin, đánh giá hay giá của sản phẩm đó từ các cửa hàng khác. Hiện tại chúng ta thường dùng mã vạch (barcode) để làm việc này nhưng NFC giúp mọi thứ nhanh hơn rất nhiều.
* Check-in và đánh giá về một địa điểm nào đó: Gần đây, Google đã bắt đầu dán những nhãn NFC trên một số cửa hàng và nhà hàng tại Mỹ. Với điện thoại NFC, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào là đã tham khảo được thông tin, đánh giá, thức ăn hay hàng hóa bên trong. Những bạn hay sử dụng Foursquare để checkin cũng được lợi, không cần mạng hay GPS nữa mà chỉ cần chạm vào thẻ để checkin.
* Nhận diện hàng giả: Đây là công dụng mới nhất của NFC, một công ty có tên gọi Inside Secure vừa cho ra mắt những tag nhằm xác thực sản phẩm là hàng giả hay hàng thật. Ví dụ, bạn nhìn thấy một chiếc túi xách Prada mắc tiền trên người ngôi sao X nào đó, không biết là hàng thật hay hàng giả, chỉ việc đưa điện thoại đến sát chiếc túi xách thì nó sẽ nhận được ngay (tất nhiên là việc này chỉ thực hiện được trong tương lai, khi mà các túi xách đều có chip NFC được nhúng sẵn).
* Rất nhiều lĩnh vực khác có thể ứng dụng NFC vào...
NFC có khác biệt gì so với các công nghệ không dây khác?
Một công nghệ tương tự với NFC và đang phổ biến hiện nay là Bluetooth. NFC có thể giống Bluetooth ở một vài mặt nào đó, chẳng hạn như chúng đều là giao tiếp không dây với phạm vi ngắn, nó cũng giống RFID (Radio Frequency ID) trong việc sử dụng các sóng radio để nhận diện. Tuy nhiên, NFC lại sở hữu những đặc tính rất riêng tách biệt hẳn với Bluetooth và RFID.
NFC truyền tải dữ liệu ở những khoảng cách rất nhỏ so với phạm vi của Bluetooth, chẳng hạn như tối đa chỉ từ 4-10cm so với 10m từ Bluetooth, trong khi công nghệ RFID thậm chí còn có thể đạt đến mức độ nhận sóng tính bằng km trong một số trường hợp. Nhiều người cho rằng khoảng cách này quá nhỏ và là hạn chế của NFC nhưng đây chính là ưu điểm của nó, giới hạn 4-10cm được đặt ra nhằm tránh trình trạng chống chéo sóng trong khu vực đông đúc cũng như hạn chế các tương tác mà người dùng không mong muốn.
Một nhân tố khác làm cho NFC khác biệt so với Bluetooth là nó kết nối với các thiết bị khác nhanh hơn rất nhiều, kể cả Bluetooth 3.0 và 4.0 mới nhất. Thay vì phải thiết lập tay để nhận diện 2 máy Bluetooth với nhau, 2 thiết bị NFC tự động hiểu và kết nối chỉ trong 1/10 giây. Trong thực tế, NFC cũng thường dùng để loại bỏ quá trình kết nối phức tạp giữa 2 thiết bị Bluetooth.
Cuối cùng, tốc độ cũng là điểm khác biệt giữa NFC và Bluetooth. NFC hoạt động ở tần số radio băng tần ISM 13,56MHz và tốc độ chạy từ 106-424Kbps trong khi bằng tần của Bluetooth là 2,4GHz nên tốc độ đạt 2.1Mb/s ở phiên bản 2.1 EDR. Đối với bản 3.0+HS thì tốc độ tối đa Bluetooth lên tới 24Mbps.
( Bài viết tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau )
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>