7 yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng (UX) đóng vai trò quan trọng cho trong quyết định sự thành công hay thất bại của một sản phẩm trên thị trường, nhưng tại sao lại là UX? Thông thường UX hay bị nhầm lẫn về tính khả dụng, nghĩa là mô tả mức độ dễ dàng khi sử dụng một sản phẩm và UX chính là quy tắc khởi đầu cho tính hữu dụng – tuy nhiên, UX đã phát triển để phù hợp hơn so với tính hữu dụng và quan trọng là phải chú ý đến tất cả các khía cạnh của UX để cung cấp các sản phẩm thành công cho thị trường.
Có 7 yếu tố mô tả về UX theo Peter Morville – là người tiên phong trong lĩnh vực UX – ông đã viết nhiều cuốn sách bán chạy nhất, và đã tư vấn cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 về UX:
- Hữu ích
- Có thể sử dụng
- Dễ tìm thấy
- Đáng tin cậy
- Đáng ao ước
- Dễ tiếp cận
- Có giá trị
Hữu ích
Nếu một sản phẩm không hữu ích cho một một người, tại sao bạn lại muốn đem nó ra thị trường? Nếu nó không có mục đích rõ ràng thì khó mà có thể giành được sự chú ý trong một thị trường đầy các sản phẩm có mục đích và hữu ích hơn. Hãy nhớ rằng sản phẩm phải “hữu ích” trong mắt người mua, và những thứ được coi là “hữu ích” khi chúng mang lại lợi ích phi thực tế như vui chơi hay tính thẩm mỹ.
Vì vậy, một trò chơi máy tính hoặc tác phẩm điêu khắc có thể được coi là hữu ích ngay cả khi chúng không cho phép người dùng hoàn thành một mục tiêu nào đó mà những người khác thấy có ý nghĩa.
Có thể sử dụng
Tính hữu dụng nghĩa là giúp người dùng đạt được mục tiêu cuối cùng của họ một cách hiệu quả với một sản phẩm. Một trò chơi máy tính mà đòi hỏi 3 bộ control pads thì người ta không chắc sử dụng được, vì ít nhất trong thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có 2 bàn tay.
Sản phẩm vẫn có thể thành công nếu chúng không sử dụng được, nhưng điều này rất hiếm. Tính hữu dụng kém thường đi kèm với dòng sản phẩm đầu tiên – hãy nghĩ dòng máy nghe nhạc MP3 đầu tiên; nó đã mất thị phần của mình khi iPod – sản phẩm với tính hữu dụng cao hơn – được tung ra. IPod không phải là máy nghe nhạc đầu tiên nhưng nó là máy nghe nhạc thực sự hữu dụng đầu tiên.
Có thể tìm thấy
Có thể tìm thấy có nghĩa là các sản phẩm phải dễ tìm và trong trường hợp của các sản phẩm kỹ thuật số và thông tin thì các nội dung trong đó cũng phải dễ tìm. Nếu bạn không thể tìm thấy một sản phẩm, bạn sẽ không mua nó và điều đó là tương tự cho tất cả các người dùng tiềm năng của sản phẩm đó.
Nếu bạn đọc một tờ báo và tất cả những câu chuyện được phân bổ trong không gian của các trang một cách ngẫu nhiên, chứ không phải được sắp xếp thành các mục như là thể thao, giải trí, kinh doanh, vv.., bạn sẽ có thể phải đọc báo trong một tâm trạng rất bực bội. Yếu tố dễ tìm là rất quan trọng đối với UX của nhiều sản phẩm.
Đáng tin cậy
Randall Terry đã từng nói: “Một lần thất tín, vạn lần thất tin”. Sẽ không dễ gì lừa được người dùng ngày nay trong lần thứ 2 – Có rất nhiều nhà cung cấp đáng tin cậy.để họ lựa chọn trong hầu hết mọi lĩnh vực.
Sự tín nhiệm là việc người dùng tin tưởng vào các sản phẩm mà bạn cung cấp. Sự tín nhiệm này còn kéo dài trong một khoảng thời gian và nó cho ta biết rằng những thông tin được cung cấp là chính xác và phù hợp với mục đích.
Bạn không thể truyền tải một trải nghiệm người dùng khi khách hàng nghĩ rằng người tạo ra sản phẩm là một thằng hề nói dối với những ý định xấu xa – Họ sẽ kiếm một sản phẩm thay thế khác.
Đáng khát khao
Skoda và Porsche, đều là các thương hiệu chế tạo ô tô. Ở một chừng mực nào đó, cả hai loại xe đều hữu ích, có thể sử dụng, có thể tìm thấy, dễ tiếp cận, đáng tin cậy và có giá trị nhưng Porsche là chiếc xe đáng khát khao hơn Skoda. Điều này không có nghĩa là Skoda là một chiếc xe không được ưa thích, họ đã bán được rất nhiều xe với thương hiệu đó; nhưng nếu được lựa chọn giữa một chiếc Porsche mới hay một chiếc Skoda miễn phí thì hầu hết mọi người sẽ lựa chọn Porsche.
Sự khát khao được truyền đạt trong các thiết kế qua thương hiệu, hình ảnh, bản sắc, tính thẩm mỹ và thiết kế cảm xúc. Một sản phẩm càng được nhiều người khao khát, càng nhiều khả năng những người sở hữu nó sẽ khoe khoang về nó và tạo ra sự mong muốn trong những người dùng khác.
Dễ tiếp cận
Đáng buồn thay là khả năng tiếp cận thường xuyên bị bỏ qua trong việc tạo UX. Khả năng tiếp cận là việc cung cấp một trải nghiệm mà mọi đối tượng người dùng có thể truy cập – bao gồm những người tàn tật mất một số khả năng như thính giác, thị giác, khó khăn trong việc cử động hoặc học tập giảm sút.
Việc thiết kế khả năng tiếp cận thường được các công ty xem là một sự lãng phí tiền bạc bởi vì họ nghĩ rằng người khuyết tật chỉ chiếm một phần nhỏ của dân số. Trên thực tế, ở Mỹ có ít nhất 19% những người khuyết tật, theo số liệu điều tra dân số và có khả năng là con số này cao hơn ở các quốc gia kém phát triển.
Nghĩa là cứ trong 5 người là khán giả của sản phẩm của bạn thì sẽ có 1 người trong số đó không thể sử dụng sản phẩm nếu nó không dễ tiếp cận, hay nói cách khác là 20% tổng thị trường của bạn!
Hãy ghi nhớ rằng khi bạn thiết kế khả năng tiếp cận, bạn phải tạo ra các sản phẩm dễ sử dụng hơn cho tất cả mọi người, không phải chỉ những người khuyết tật. Đừng bỏ qua khả năng tiếp cận trong UX.
Cuối cùng, việc thiết kế khả năng tiếp cận hiện nay là một nghĩa vụ pháp lý ở nhiều nước, kể cả EU và nếu không làm bạn có thể bị phạt. Nhưng nghĩa vụ này lại không được thực thi thường xuyên.
Có giá trị
Cuối cùng, sản phẩm phải cung cấp giá trị. Nó phải cung cấp giá trị cho doanh nghiệp tạo ra nó, cho người mua hoặc sử dụng nó. Nếu không thì thành công ban đầu của một sản phẩm cuối cùng sẽ bị suy giảm.
Các designer nên nhớ rằng giá trị là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất khi ra quyết định mua hàng. Một sản phẩm giá $100 giải quyết đươc vấn đề trị giá $10.000 là thì chắc chắn sẽ thành công; nhưng một sản phẩm $10.000 mà chỉ giải quyết được vấn đề $100 thì không thể.
Kết luận
Sự thành công của một sản phẩm sẽ phụ thuộc vào tiện ích nhiều hơn và khả năng tự sử dụng. Những sản phẩm hữu ích, dễ sử dụng, dễ tìm thấy, dễ tiếp cận, đáng tin cậy, có giá trị và đáng ao ước sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trên thị trường.
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>