Công ty nào đóng góp nhiều nhất cho open source?
Microsoft luôn đứng vị trí đóng góp hàng đầu cho cộng đồng open source trong nhiều năm, nhưng một phân tích mới của nhà phát triển Adobe Fil May đã cung cấp thông tin chi tiết hơn về những tổ chức này.
Sử dụng API GitHub REST để thu thập thông tin từ tất cả 2,060,011 người dùng GitHub có “active” vào năm 2017 (“active” đồng nghĩa với cam kết với các dự án thành công).
Sự thật về GitHub xung quanh mã nguồn mở
Trở lại vào tháng 10 năm 2017, Googler Felipe Hoffa đã cố gắng phân tích GitHub PushEvents để tìm hiểu những công ty nào đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển các dự án nguồn mở. Theo ước tính của ông, Microsoft đứng đầu về tổng số đóng góp (khoảng 1.300), so với Google đứng thứ hai (khoảng 900 người đóng góp), trong khi Google đứng đầu bảng xếp hạng về số lượng code đã được tung ra (khoảng 1.100 so với Microsoft – 825).
Tuy vậy một số dữ liệu vẫn chưa chính xác. Ví dụ, tại sao Red Hat, một công ty hoàn toàn tập trung vào open source, cho đến nay vẫn sau Microsoft và Google? (Hoffa ước tính có khoảng 442 người đóng góp và 338 repositories từ Red Hat). Và mặc dù Amazon vẫn hay bị Microsoft và Google nói là kẻ chẳng mặn mà gì với việc đóng góp nguồn mở, nhưng những đóng góp của Amazon thực sự tệ hại như ước tính của Hoffa (chỉ với 134 người đóng góp và 158 repositories)?
Chắc là không.
Trên thực tế, dựa trên dữ liệu của Maj, thì tính chính xác của Hoffa gần như là bằng không. Đó là vì Maj đã phân tích thông tin từ hồ sơ (cụ thể là lĩnh vực công ty) của GitHub với tổng số lượng lên tới 2 triệu. Mặc dù nó không phải là một biện pháp hoàn hảo nhưng vẫn mang lại một lượng dữ liệu phong phú, chính xác hơn.
Sau đó ông đưa ra bảng xếp hạng các cá nhân và tổ chức đóng góp cho GitHub:
Điều này dẫn tới việc Microsoft có gấp hai lần số người đóng góp so với đối thủ gần nhất của họ, Google. Microsoft từ lâu vốn đã đánh giá cao giá trị của các developer, nhưng Azure đã cho phép Microsoft sử dụng open source như là một cách để thu hút họ vào nền tảng của hãng.
Trong khi đó, Amazon, thường không được đánh giá cao, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng, với gần 900 người đóng góp. Amazon có lẽ không nổi bật bằng Google và Microsoft, nhưng nó vẫn đóng góp mạnh mẽ cho các dự án open source.
Và Red Hat? Vâng, dữ liệu của Maj cuối cùng đã đặt nhà lãnh đạo nguồn mở trong Top 3 các nhà đóng góp contributors, nơi nó thuộc về. Ngay cả khi tập trung hoàn toàn vào open source, Red Hat có ít kỹ sư hơn so với Google hay Microsoft. Dữ liệu từ Red Hat về cơ bản cho thấy mọi kỹ sư trong công ty đều có làm ít nhất một dự án open source.
Ngạc nhiên là các công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent, và Alibaba, từ lâu đã được coi là người dùng thường niên của mã nguồn mở cũng thực sự có đóng góp một phần. Ditto Oracle, một công ty mà tôi thường hay lấy ra đùa, xếp hạng rất cao, chủ yếu là nhờ những đóng góp cho MySQL và Linux.
Đối với câu hỏi của nhà phân tích Lawrence Hecht về tỉ lệ phù hợp của contributors/developers trong các công ty lớn, dựa trên số tiền mà các công ty này thu được từ đóng góp của họ, tôi nghĩ rằng câu trả lời đúng là … “nhiều hơn”.
inforworld
Có thể bạn chưa biết:
- Data hàng trăm ngàn record về địa điểm, bệnh viện, trường học, công viên, sân bay, bến xe buýt,...
- Dữ liệu các hố khoan địa chất công trình
- Dữ liệu về xe hơi sản xuất trong các năm gần đây
- Danh sách và nội dung của tất cả truyện tranh đang thịnh hành. Phục vụ cho việc xây dựng web và app đọc truyện
- Data tất cả các truyện thịnh hành. Phục vụ cho việc xây dựng web và app đọc truyện
- Trung tâm Blockchain lớn nhất ở châu Á được khởi động bởi NEM (XEM)
- Nhược điểm của Blockchain
- Lập trình viên Việt Nam: “Bão” Blockchain trên khắp thế giới, thay vì chèo thuyền cho người khác, HÃY giong BUỒM ra khơi!
- Blockchain – Khởi nguồn của một nền kinh tế mới: Phụ lục A – Cơ bản về tiền điện tử
- Google, Facebook và Uber: Khi nào họ sẽ ứng dụng công nghệ Blockchain?
- Blockchain – Khởi nguồn của một nền kinh tế mới: Chương 1 – Blockchain 1.0: Tiền tệ
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>